Thiết kế tiêm kích chết yểu của Trung Quốc (3): J-13, J-14

Google News

(Kiến Thức) - Trung Quốc thậm chí đã có tham vọng phát triển tiêm kích “nhái” mẫu MiG 1.44 Nga để tạo thành mẫu J-14 nhưng tiếp tục thất bại.

J-13
J-13 cùng là định danh của tiêm kích do Tổng công ty Hàng không Thẩm Dương (SAC) và Tổng công ty Thành Đô (CAC) phát triển vào 2 thời điểm khác nhau, không liên quan tới nhau.
Mẫu J-13 do Viện 601 (thuộc Thẩm Dương) nghiên cứu phát triển từ năm 1971 nhằm thay thế cho mẫu tiêm kích hạng nhẹ J-6 lỗi thời. Chiếc máy bay được mô tả có các cửa hút không khí bên thân – rất giống với chiếc Mirage F1 của người Pháp.
Cuối những năm 1980 dự án tiếp tục được triển khai mặc dù các yêu cầu hoạt động đã tăng lên để phù hợp đối đầu với máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-29 của Nga và F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, dự án J-13 đã bị hủy bỏ khi chưa có mẫu thử nghiệm sau sự thành công của tiêm kích J-10 vào đầu những năm 1990.
 Ảnh đồ họa J-13.
Còn dự án J-13 của Tổng công ty Thành Đô được thực hiện từ những năm 1990 nhằm phát triển mẫu tiêm kích thế hệ 4.
Chiếc máy bay mới – dự kiến được đặt tên là J-X có thể sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy (turbofan) WS-10A thiết kế bởi Công ty Thẩm Dương trong suốt quá trình thử nghiệm và phát triển.
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, các động cơ WS-10 đã hoàn thành cuộc thử nghiệm trên không với một chiếc máy bay chiến đấu Su-27SK (NATO gọi là Flanker-B). Những động cơ WS-10A được lên kế hoạch để trang bị cho các máy bay chiến đấu J-10A của PLAAF.
Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu về những kĩ thuật điều khiển nâng cao để lực lượng không quân có thể đưa chiếc J-10A (động cơ WS-10A) và máy bay J-X vào chiến đấu kịp thời ( J-X được trang bị động cơ có kiểm soát lực đẩy vector giúp cải thiện khả năng cơ động của máy bay).
J-14
Tiêm kích J-14 được thiết kế bởi Tập đoàn Hàng không Thành Đô, được cho là một thiết kế máy bay 2 động cơ dựa trên chiếc J-10. Dự án dường như đã bị hủy bỏ, thay bằng việc nâng cấp các máy bay J-11 lên chuẩn J-11B (sao chép thiết kế Su-27SK của Nga). Các chi tiết về chương trình này đều không được xác nhận.
Năm 2006, trên tạp chí Kỹ thuật Quân sự cho biết,Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mới, trong các chương trình khác nhau được gọi là XXJ, JX, hoặc J -XX như nguồn tin tình báo phương Tây. Dường như J-14 chính là kết quả của một trong các chương trình nghiên cứu này.
Tuy nhiên, báo cáo không chỉ rõ được mối liên hệ giữa dự án J-14 với các mẫu J-12 và J-13. Cấu hình tổng thể của máy bay có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của thiết kế J-10. Tuy nhiên, trong khi J-10 có nhiều liên hệ với tiêm kích IAI Lavi của Isarel, thì J-14 lại có nhiều điểm đặc trưng của thiết kế tiêm kích tàng hình tối mật MiG-1.44 của Nga. J-14 đã được thiết kế lại một chút để làm giảm khả năng bộc lộ trước sóng radar đối phương.
 Ảnh minh họa.
Tại Triển lãm Quốc tế Hàng không và Không gian vũ trụ lần thứ 8, được tổ chức tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông từ 16-21/11/2010, đã xác nhận việc nghiên cứu phát triển các máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ thứ 4 Jian J-14 vào năm 2014, và sau đó các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Jian J-20 sẽ thống trị bầu trời vào năm 2018.
Cả hai máy bay chiến đấu thế hệ mới đều đang được phát triển bởi Viện 601 (Tổng công ty Thẩm Dương) và Viện 611 (Tổng công ty Thành Đô) của, và Nhà máy 132 của Thành Đô là nhà thầu công nghiệp hàng đầu.
J-14 sẽ có hai động cơ, khác với J-10A chỉ có một động cơ (140 chiếc J-10A đang hoạt động), và sẽ có cặp cánh mở rộng và cấu trúc đuôi đứng đôi. Động cơ cho J-14 là loại động cơ phản lực WS-10G (lực đẩy tối đa 147kN) được phát triển bởi Tập đoàn Động cơ Hàng không Liming (LAMC).
Trong khi đó, J-20 sẽ sử dụng hai động cơ WS-10G cải tiến, có lực đẩy tối đa 155kN. Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, Tướng He Weirong cũng đã xác nhận sự tồn tại của cả hai dự án máy bay chiến đấu J-14 và J-20. Thiết kế J- 20 sẽ được đặc trưng bởi khả năng ba điểm: tính năng tàng hình, sức cơ động cao và khả năng cất cánh đường băng ngắn.
Vào đầu năm 2009 có báo cáo rằng các máy bay chiến đấu J-14 dường như đã bị từ chối, để tập trung vào thiết kế J-13 của Thành Đô, một thiết kế thực tế hơn, được phát triển từ mẫu máy bay Flanker.
Lương Minh

Bình luận(0)