Trong kho máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc gồm cả máy bay do nước này tự sản xuất và một phần nhỏ nhập khẩu từ Nga. Trong ảnh là đội hình tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 J-10 do nước này tự sản xuất, hiện có khoảng 200 chiếc J-10 hoạt động.Trong 200 chiếc gồm 3 biến thể: chiến đấu một chỗ ngồi J-10A, huấn luyện 2 chỗ ngồi J-10S và biến thể cải tiến mạnh J-10B (hay gọi là Super-10).Không quân Trung Quốc còn có 76 chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKK/MK2 nhập khẩu từ Nga, giai đoạn 2000-2003. Trong ảnh là biến thể Su-30MKK của Trung Quốc.Biến thể Su-30MK2 trang bị cho không quân hải quân Trung Quốc, tối ưu cho nhiệm vụ chiến đấu trên biển.Trước đó, năm 1995 Trung Quốc đã ký hợp đồng mua các tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân lạc hậu. Hiện nay, nước này duy trì khoảng 76 chiếc Su-27SK/UBK.Sau khi nhập khẩu một số lượng lớn Su-27SK, Trung Quốc đã mua thành công bản quyền sản xuất Su-27SK trong nước với tên gọi J-11. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích J-11A được Tập đoàn Thẩm Dương sản xuất theo giấy phép của Sukhoi (Nga).Từ việc hợp tác sản xuất, Trung Quốc đã sao chép thành công Su-27SK và tự cải tiến nó thành biến thể J-11B với linh kiện nội địa 100%.Hiện nay, toàn bộ số J-11A và J-11B vào khoảng 140 chiếc, tương lai số lượng này có thể còn tăng thêm.Dựa trên nền tảng J-11B, cùng với việc mua được nguyên mẫu T-10K-3 (của tiêm kích hạm Su-33), Trung Quốc đã chế tạo thành công tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh (số lượng hiện có 16 chiếc).Năm 2004, Trung Quốc đã đưa vào phục vụ tiêm kích – bom thế hệ mới JH-7 (số lượng hiện có khoảng 70 chiếc).Tương lai, số lượng JH-7 sẽ còn tăng thêm nữa để thay thế hoàn toàn các máy bay tiêm kích - bom Q-5 đã lạc hậu. Trong ảnh là các loại vũ khí (bom, rocket) mà JH-7 có thể mang.Bên cạnh đội hình chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hiện đại, chiếm hơn nửa trong kho máy bay Trung Quốc là những chiến đấu cơ thế hệ cũ. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II chiếm số lượng lớn nhất Không quân Trung Quốc (khoảng 360-390 chiếc).J-8II ra đời từ những năm 1980, được cho là sản phẩm “sao chép” tiêm kích đánh chặn MiG-23 của Liên Xô.Nhiều thứ 2 trong Không quân Trung Quốc là các máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7, khoảng 350 chiếc.Tiêm kích đánh chặn J-7 là sản phẩm sao chép từ mẫu máy bay “huyền thoại” MiG-21 của Liên Xô. Đây cũng là thiết kế máy bay chiến đấu xuất khẩu thành công nhất của Trung Quốc.Không quân Trung Quốc đang duy trì khoảng 130 chiếc tiêm kích - bom Q-5 được sản xuất từ những năm 1970.Tiêm kích bom Q-5 được cải tiến dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích đánh chặn J-6, tốc độ cận âm, tải trọng vũ khí thấp. Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách thay thế toàn bộ máy bay Q-5.Loại máy bay chiến đấu lỗi thời cuối cùng trong kho máy bay Trung Quốc là máy bay ném bom H-6 (số lượng 120 chiếc). Đây cũng là “át chủ bài” trong Không quân ném bom chiến lược Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, nước này đã mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 từ Nga để phát triển máy bay ném bom mới thay thế H-6.
Trong kho máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc gồm cả máy bay do nước này tự sản xuất và một phần nhỏ nhập khẩu từ Nga. Trong ảnh là đội hình tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 J-10 do nước này tự sản xuất, hiện có khoảng 200 chiếc J-10 hoạt động.
Trong 200 chiếc gồm 3 biến thể: chiến đấu một chỗ ngồi J-10A, huấn luyện 2 chỗ ngồi J-10S và biến thể cải tiến mạnh J-10B (hay gọi là Super-10).
Không quân Trung Quốc còn có 76 chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKK/MK2 nhập khẩu từ Nga, giai đoạn 2000-2003. Trong ảnh là biến thể Su-30MKK của Trung Quốc.
Biến thể Su-30MK2 trang bị cho không quân hải quân Trung Quốc, tối ưu cho nhiệm vụ chiến đấu trên biển.
Trước đó, năm 1995 Trung Quốc đã ký hợp đồng mua các tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân lạc hậu. Hiện nay, nước này duy trì khoảng 76 chiếc Su-27SK/UBK.
Sau khi nhập khẩu một số lượng lớn Su-27SK, Trung Quốc đã mua thành công bản quyền sản xuất Su-27SK trong nước với tên gọi J-11. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích J-11A được Tập đoàn Thẩm Dương sản xuất theo giấy phép của Sukhoi (Nga).
Từ việc hợp tác sản xuất, Trung Quốc đã sao chép thành công Su-27SK và tự cải tiến nó thành biến thể J-11B với linh kiện nội địa 100%.
Hiện nay, toàn bộ số J-11A và J-11B vào khoảng 140 chiếc, tương lai số lượng này có thể còn tăng thêm.
Dựa trên nền tảng J-11B, cùng với việc mua được nguyên mẫu T-10K-3 (của tiêm kích hạm Su-33), Trung Quốc đã chế tạo thành công tiêm kích hạm J-15 trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh (số lượng hiện có 16 chiếc).
Năm 2004, Trung Quốc đã đưa vào phục vụ tiêm kích – bom thế hệ mới JH-7 (số lượng hiện có khoảng 70 chiếc).
Tương lai, số lượng JH-7 sẽ còn tăng thêm nữa để thay thế hoàn toàn các máy bay tiêm kích - bom Q-5 đã lạc hậu. Trong ảnh là các loại vũ khí (bom, rocket) mà JH-7 có thể mang.
Bên cạnh đội hình chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hiện đại, chiếm hơn nửa trong kho máy bay Trung Quốc là những chiến đấu cơ thế hệ cũ. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn J-8II chiếm số lượng lớn nhất Không quân Trung Quốc (khoảng 360-390 chiếc).
J-8II ra đời từ những năm 1980, được cho là sản phẩm “sao chép” tiêm kích đánh chặn MiG-23 của Liên Xô.
Nhiều thứ 2 trong Không quân Trung Quốc là các máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ J-7, khoảng 350 chiếc.
Tiêm kích đánh chặn J-7 là sản phẩm sao chép từ mẫu máy bay “huyền thoại” MiG-21 của Liên Xô. Đây cũng là thiết kế máy bay chiến đấu xuất khẩu thành công nhất của Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc đang duy trì khoảng 130 chiếc tiêm kích - bom Q-5 được sản xuất từ những năm 1970.
Tiêm kích bom Q-5 được cải tiến dựa trên khung thân cơ sở tiêm kích đánh chặn J-6, tốc độ cận âm, tải trọng vũ khí thấp. Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách thay thế toàn bộ máy bay Q-5.
Loại máy bay chiến đấu lỗi thời cuối cùng trong kho máy bay Trung Quốc là máy bay ném bom H-6 (số lượng 120 chiếc). Đây cũng là “át chủ bài” trong Không quân ném bom chiến lược Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, nước này đã mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 từ Nga để phát triển máy bay ném bom mới thay thế H-6.