Tờ RIR dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nga Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân Nga đang ở mức cao hơn bao giờ hết trong vòng 5 năm qua, cùng với đó là việc Nga đã tăng gần 50% số lượng tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương so với năm ngoái.
Cũng theo Đô đốc Viktor Chirkov, việc triển khai thêm các tàu ngầm hạt nhân có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo liên lục địa là nhằm đảo bảo an ninh cho nước Nga trước những thay đổi hiện tại. Và số lượng các tàu ngầm này trong giai đoạn từ đầu năm 2014 cho đến tháng 3/2015 đã tăng hơn 50% so với năm 2013.
|
Số lượng tàu ngầm hạt nhân Nga ở Hạm đội Thái Bình Dương đã tăng gần một nửa chỉ trong một năm sau khi xảy ra khủng hoảng Ukraine.
|
Tờ Vzglyad dẫn lời Đại tá Mikhail Nenashev – Chủ tịch phong trào hỗ trợ hạm đội Hải quân Nga cho biết, trên thực tế số lượng tàu ngầm được Hải quân Nga triển khai còn cao hơn cả con số trong báo cáo. Nhất là khi trong năm 2014 và 2015 Hải quân Nga liên tục tổ chức các cuộc tập trận với quy mô lớn.
Nước Mỹ thật sự đang có ý nghĩ nghiêm túc về các hoạt động của hạm đội tàu ngầm Nga và họ cũng như các nước đồng minh đều đang giám sát chặt chẽ vấn đề này. Nếu không như vậy thì Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki có thể đã phát biểu mỉa mai rằng, Hải quân Nga đang cố gắng đánh lừa nước Mỹ và họ không có đủ tàu cho bất cứ hoạt động lớn nào trên biển hoặc ít nhất là phía Nhà Trắng sẽ tỏ ra im lặng khi được hỏi về vấn đề này, Đại tá Hải quân Igor Kurdin - Chủ tịch câu lạc bộ Thủy thủ tàu ngầm Nga trả lời phỏng vấn tờ Vzglyad cho hay.
Các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng phòng thủ và răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Lực lượng này hoạt động không giống như các căn cứ tên lửa đạo đạo liên lục địa hay máy bay ném bom chiến lược. Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga gần như bất khả chiến bại trên biển và chúng là mối đe dọa thật sự ngay khi được triển khai. An ninh quốc gia của Nga có thể phụ thuộc trực tiếp vào việc số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của nước này đang làm nhiệm vụ trên biển.
|
Mỹ và các nước đồng minh đang đứng ngồi không yên về tần suất hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân Nga.
|
Hải quân Nga hiện có khoảng 15 tàu ngầm hạt nhân chiến lược có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo, trong đó 10 tàu ngầm được biên chế cho Hạm đôij Biển Bắc và 5 chiếc còn lại cho Hạm đội Thái Bình Dương. Hạm đội Biển Bắc đang có 7 tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động gồm: một chiếc Project 955 Borei; một Project 941 Akula và 5 Project 667BDRM Delfin.
Còn lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương gồm: hai Project 955 Borei và ba Project 667BDR “Kalmar” - cả ba chiếc này đều đã gần hết niên hạn sử dụng trong khi đó có một chiếc đang được đại tu. Đồng nghĩa với việc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga chỉ có 4 tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động.
Như vậy cuối cùng, Hải quân Nga chỉ còn ít nhất 11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược đang được triển khai đó là còn chưa kể đến các yếu tố kỹ thuật khác khi vận hành một tàu ngầm hạt nhân và điều này có thể khiến số tàu ngầm của Nga có khả năng tiếp tục giảm.
Cũng theo Đại tá Kurdin tiết lộ, không phải lúc nào tất cả các tàu ngầm hạt nhân của Nga đều hoạt động trên biển và trên thực tế chỉ có một ít trong số chúng đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong khi đó số còn lại có thể đang trên đường trở về căn cứ hoặc đã cập cảng.
|
Hải quân Nga liệu có đang âm thầm xây dựng lại lực lượng tàu ngầm hạt nhân nhằm lấy lại sức mạnh như trước đây.
|
Thậm chí ngay cả khi đã cập cảng, các tàu ngầm hạt nhân của Nga cũng có thể triển khai các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng đã có một thời sau khi Liên Xô sụp đổ Hải quân Nga hầu như không có bất cứ tàu ngầm hạt nhân nào trên biển do khả năng sẵn sàng hoạt động của tàu ngầm, trang bị cũng như thủy thủ đoàn, Đại tá Kurdin cho biết.
Còn Đại tá Nenashev lại tin rằng, ngay cả khi vào trong những lúc khó khăn nhất của nước Nga trong những năm 1990 thì Hải quân Nga vẫn duy trì ít nhất một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo hoạt động trên biển. Hiện tại Hải quân Nga có đủ khả năng để duy trì ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân trên biển trong bất cứ lúc nào, trong đó Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương mỗi hạm đội sẽ cử đi một tàu. Hoặc trong tình huống căng thẳng leo thang sẽ có ba tàu ngầm của mỗi hạm đội sẽ được triển khai trên biển trong khoảng thời gian dài.
Mặc dù đang bị hạn chế do khó khăn về mặt ngân sách nhưng lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga vẫn duy trì các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trên biển và chúng vẫn có đủ khả năng để đảm bảo an ninh cho nước Nga, Đại tá Nenashev cho hay.