Hạm đội Biển Đen Nga tập trận đáp trả NATO

Google News

(Kiến Thức) - Động thái này được xem là cách Hạm đội Biển Đen của Nga đã đáp trả lại việc NATO tập trận hải quân sát biên giới nước này.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen - Vyacheslav Trukhachyov vào hôm 12/3 cho biết, một biên đội tàu chiến của Hạm đội Biển Đen đã tổ chức diễn tập chống lại các mục tiêu giả định bao gồm lực lượng tàu chiến và máy bay ném của đối phương.
Cũng theo Trukhachyov cho biết, cuộc diễn tập này có sự tham gia của một tàu chiến đấu đệm khí lớp Bora, một tàu tên lửa lớp Tarantul-III và một số loại tàu chiến khác. Các tàu chiến này đã diễn tập sử dụng các loại vũ khí chống lại mục tiêu giả định trên biển và trên không.
Ham doi Bien Den Nga tap tran dap tra NATO
 Tàu chiến đấu đệm khí lớp Bora của Hạm đội Biển Đen.
Bên cạnh đó, Trukhachyov còn tiết lộ thêm rằng biên đội tàu chiến này sẽ sớm tổ chức một cuộc diễn tập khác trên biển sử dụng các loại tên lửa phòng không chống lại các mục tiêu giả định là các loại máy bay ném bom của đối phương
Theo đó, Hạm đội Biển Đen cũng sẽ điều một máy bay cường kích Su-24 đóng vai trò như một máy bay ném bom giả định đối đầu với biên đội tàu chiến và một máy bay tuần tra bờ biển Be-12 thuộc Hạm đội Biển Đen. Trong đó Be-12 sẽ có nhiệm vụ phát hiện ra mục tiêu giả định là Su-24 sau đó gửi dữ liệu về cho các tổ hợp tên lửa phòng không thuộc biên đội tàu chiến tham gia diễn tập.
Các cuộc tập trận này của Hạm đội Biển Đen diễn ra đồng thời với cuộc tập trận hải quân NATO cũng trong khu vực Biển Đen. Trước đó vào hôm 4/3, các tàu chiến của NATO thuộc hải quân các nước Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada, Đức và Italy đã đến Biển Đen để tham gia một cuộc tập trận chung.
Ham doi Bien Den Nga tap tran dap tra NATO-Hinh-2
 Khu vực Biển Đen đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với lực lượng tàu chiến của NATO và Hạm đội Biển Đen của Nga.
Cuộc tập trận này của NATO do Chuẩn Đô đốc Hải quân Mỹ - Thiếu tướng Brad Williamson đứng đầu, với việc diễn tập các tình huống chống lại lực lượng tàu ngầm và các tàu chiến cỡ nhỏ từ đối phương.
Trong khoảng thời gian gần đây NATO đã đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các khu vực biên giới gần với Nga sau khi Nga tiến hành sáp nhập Bán đảo Crimea. Moscow cũng đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc NATO dần mở rộng ảnh hưởng về phía Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của nước Nga.
Tuấn Đặng

Bình luận(0)