Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Thư ký báo chí của Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov trong một cuộc họp báo gần đây cho hay, một số kênh truyền thông Nga đã vô tình tiết lộ vũ khí răn đe hạt nhân thế hệ mới của nước này trong một đoạn phóng sự. Cụ thể hơn là về mẫu ngư lôi hạng nặng có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân “Status-6”.
Sputnik cũng dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Vasily Kashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho hay, dựa trên một số thông tin được tiết lộ cho tới thời điểm hiện tại ngư lôi hạng nặng “Status-6” được thiết kế để có thể triển khai một cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân vào các khu vực ven biển và nó phạm vi hoạt động khá lớn lên tới 10.000km.
|
Thông tin về thiết kế cơ bản của “Status-6” được các kênh truyền hình Nga vô tình tiết lộ vào đầu tháng này.
|
Ông này còn nhận định, trên thực thế “Status-6” đơn thuần chỉ là một mẫu tàu ngầm không người lái mang theo vũ khí hạt nhân có thể di chuyển với tốc độ cao và hoạt động ở độ sâu khoảng 1.000m dưới đáy biển.
Trước khi thông tin về “Status-6” được tiết lộ, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố nước Nga sẽ sớm sở hữu loại vũ khí có khả năng xuyên thủng bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
Xét về khả năng hiện tại thì chương trình phát triển “Status-6” của Nga chỉ mới trong giai đoạn đầu và nó sẽ không thể được đưa vào sản xuất sớm hơn năm 2025.
Trong khi đó “Status-6” vẫn chưa có thiết kế chính thức cũng như các thông số kỹ thuật, còn các tàu ngầm hạt nhân sẽ được trang bị mẫu ngư lôi hạt nhân này là "Belgorod" thuộc Project 949A và "Khabarovsk" thuộc Project 885M đều đang trong quá trình đóng mới.
|
Các tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến lược thuộc Project 885M sẽ là đảm nhiệm việc triển khai “Status-6” ngay sau khi an ninh nước Nga bị đe dọa.
|
Ý tưởng về một mẫu ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân không phải là mới đối với Quân đội Nga. Điển hình là đề án phát triển mẫu ngư lôi chiến lược T-15 có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 100 megaton vào những năm 1960.
Nếu được triển khai, T-15 hoàn toàn có đủ khả năng gây ra một cơn sóng thần khổng lồ phá hủy các khu vực ven biển của đối phương, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó coi ý tưởng không thể chấp nhận được và có rủi ro quá lớn bất chấp Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào. Trong trường hợp này “Status-6” hoàn không phải là đối thủ của T-15, tuy nhiên nó lại có tầm bắn xa hơn và khả năng “tàng hình” dưới mặt nước.
Nếu như ngư lôi “Status-6” được triển khai, điều này đồng nghĩa với việc công sức mà Mỹ đổ vào các hệ thống phòng thủ tên lửa đều trở thành vô nghĩa. Về mặt lý thuyết “Status-6” hoàn toàn có thể bị phát hiện và tiêu diệt nhưng để có thể làm được điều này các quốc gia đối địch tiềm năng với Nga phải đầu tư hàng tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ ven biển.
|
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ và đồng minh có thể sẽ bị xóa sổ trong một đêm vì “Status-6” .
|
Ngư lôi chiến lược "Status-6" có sức công phá tương đương với tên lửa đạn đạo liên lục địa và nó không nằm trong bất cứ danh mục các loại vũ khí bị hạn chế nào theo công ước quốc tế. Điều này có nghĩa là nếu không mang theo đầu đạn hạt nhân, Nga hoàn toàn có thể xuất khẩu “Status-6” cho một quốc gia khác như Ấn Độ hoặc Trung Quốc, khi mà các thành phố trung tâm của Nga đều nằm sâu trong lục địa cách xa các khu vực ven biển.
“Status-6” có thể di chuyển tới mục tiêu trong vòng vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, nhưng nó vẫn có thể tự hủy nhiệm vụ khi mối đe dọa tới an ninh nước Nga bị loại bỏ. Nói cách khác Quân đội Nga chắc chắn sẽ chiến khai “Status-6” trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột trước khi nó chuyển sang một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.