Trong chuyến công tác tại miền Trung, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng đã có chuyến thăm và làm việc tại nhà máy hàng không A32. Ở đây, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã thăm và kiểm tra công tác sửa chữa các loại máy bay tiêm kích do đơn vị đảm nhiệm. Phát biểu tại A32, Đại tướng Phùng Quang Thanh mong muốn rằng, Nhà máy tiếp tục đẩy mạnh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm chủ các công nghệ mới, nâng cao khả năng sửa chữa, tăng hạn vũ khí trang bị bảo đảm cho các đơn vị nâng cao sức mạnh chiến đấu.Đáng chú ý, trong hai bức ảnh Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm nhà máy A32 mà báo điện tử Bộ Quốc phòng đăng tải cho thấy dường như A32 đã làm chủ phần nào việc đại tu sửa chữa lớn máy bay chiến đấu Su-27. Trong ảnh, đằng sau đoàn công tác Bộ Quốc phòng là phần thân máy bay kiểu Su-27 đã được tháo nhiều phần chính (cánh chính, cánh đuôi), thay sơn…cho thấy A32 thực hiện việc sửa chữa quy mô máy bay.Theo tài liệu Nga, các máy bay chiến đấu Su-27 có tuổi thọ khung thân khoảng 2.000 giờ bay trước khi phải tiến hành đại tu, tăng hạn sử dụng. Tính từ khi đưa vào phục vụ (giữa những năm 1990), đến nay đã được 20 năm vì vậy việc đại tu Su-27 là điều cần thiết.Ngoài Su-27, suốt hàng chục năm qua, nhà máy A32 cũng đã đại tu sửa chữa lớn thành công máy bay tiêm kích – bom Su-22M3/M4, MiG-21 cho các đơn vị Không quân Nhân dân Việt Nam.Theo thông tin từ SIPRI, giữa những năm 1990, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua tổng cộng 12 máy bay chiến đấu Su-27 gồm hai biến thể: Su-27SK chuyên đánh chặn, chiếm ưu thế trên không với buồng lái một chỗ ngồi (số hiệu 600x) và Su-27UBK huấn luyện – chiến đấu với hai chỗ ngồi (số hiệu 852x).Trong ảnh là một chiếc máy bay tiêm kích Su-27SK (số hiệu 6006) của KQND Việt Nam. Theo tài liệu Sukhoi OKB thì Su-27SK là biến thể xuất khẩu của máy bay Su-27 trang bị cho KQ Nga, trang bị radar xung doppler N-001 có khả năng theo dõi trong khi đang quét. Máy bay chỉ có khả năng mang tên lửa không đối không dẫn đường, trong khi không thể mang tên lửa không đối đất, bom thông minh.Đây là máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UBK với buồng lái hai chỗ ngồi thường dùng để huấn luyện các phi công mới tốt nghiệp hoặc phi công chuyển loại sang Su-27.Trong quá trình sử dụng suốt 20 năm qua, KQND Việt Nam đã mất ít nhất 2 chiếc Su-27. Ảnh: Chiếc Su-27 số hiệu 6005 bị chim bay vào gây hỏng cháy động cơ, trong tình thế hết sức nguy hiểm, phi công Đào Quốc Khánh vẫn bình tĩnh xử lý và hạ cánh thành công chiếc máy bay (vụ việc xảy ra vào tháng 10/2007).
Trong chuyến công tác tại miền Trung, Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng đã có chuyến thăm và làm việc tại nhà máy hàng không A32. Ở đây, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã thăm và kiểm tra công tác sửa chữa các loại máy bay tiêm kích do đơn vị đảm nhiệm. Phát biểu tại A32, Đại tướng Phùng Quang Thanh mong muốn rằng, Nhà máy tiếp tục đẩy mạnh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm chủ các công nghệ mới, nâng cao khả năng sửa chữa, tăng hạn vũ khí trang bị bảo đảm cho các đơn vị nâng cao sức mạnh chiến đấu.
Đáng chú ý, trong hai bức ảnh Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm nhà máy A32 mà báo điện tử Bộ Quốc phòng đăng tải cho thấy dường như A32 đã làm chủ phần nào việc đại tu sửa chữa lớn máy bay chiến đấu Su-27. Trong ảnh, đằng sau đoàn công tác Bộ Quốc phòng là phần thân máy bay kiểu Su-27 đã được tháo nhiều phần chính (cánh chính, cánh đuôi), thay sơn…cho thấy A32 thực hiện việc sửa chữa quy mô máy bay.
Theo tài liệu Nga, các máy bay chiến đấu Su-27 có tuổi thọ khung thân khoảng 2.000 giờ bay trước khi phải tiến hành đại tu, tăng hạn sử dụng. Tính từ khi đưa vào phục vụ (giữa những năm 1990), đến nay đã được 20 năm vì vậy việc đại tu Su-27 là điều cần thiết.
Ngoài Su-27, suốt hàng chục năm qua, nhà máy A32 cũng đã đại tu sửa chữa lớn thành công máy bay tiêm kích – bom Su-22M3/M4, MiG-21 cho các đơn vị Không quân Nhân dân Việt Nam.
Theo thông tin từ SIPRI, giữa những năm 1990, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua tổng cộng 12 máy bay chiến đấu Su-27 gồm hai biến thể: Su-27SK chuyên đánh chặn, chiếm ưu thế trên không với buồng lái một chỗ ngồi (số hiệu 600x) và Su-27UBK huấn luyện – chiến đấu với hai chỗ ngồi (số hiệu 852x).
Trong ảnh là một chiếc máy bay tiêm kích Su-27SK (số hiệu 6006) của KQND Việt Nam. Theo tài liệu Sukhoi OKB thì Su-27SK là biến thể xuất khẩu của máy bay Su-27 trang bị cho KQ Nga, trang bị radar xung doppler N-001 có khả năng theo dõi trong khi đang quét. Máy bay chỉ có khả năng mang tên lửa không đối không dẫn đường, trong khi không thể mang tên lửa không đối đất, bom thông minh.
Đây là máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UBK với buồng lái hai chỗ ngồi thường dùng để huấn luyện các phi công mới tốt nghiệp hoặc phi công chuyển loại sang Su-27.
Trong quá trình sử dụng suốt 20 năm qua, KQND Việt Nam đã mất ít nhất 2 chiếc Su-27. Ảnh: Chiếc Su-27 số hiệu 6005 bị chim bay vào gây hỏng cháy động cơ, trong tình thế hết sức nguy hiểm, phi công Đào Quốc Khánh vẫn bình tĩnh xử lý và hạ cánh thành công chiếc máy bay (vụ việc xảy ra vào tháng 10/2007).