Ngày 14/11/1996, biến thể trực thăng tấn công Mi-28N thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình và suốt 19 năm sau đó nó vẫn là mẫu trực thăng tấn công hoàn hảo mà Không quân Nga từng sở hữu.Mil Mi-28 (định danh NATO Havoc) được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1980, với thiết kế chính là thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không cho lực lượng bộ binh, tiêu diệt lực lượng tăng thiết giáp hay cơ giới hay không chiến với trực thăng vũ trang của đối phương.Nếu so sánh với trực thăng tấn công huyền thoại Mi-24 của Không quân Liên Xô, Mi-28 hoàn toàn ở một tầm cao khác, khi nó vượt trội Mi-24 về mọi mặt và hoàn toàn là một mẫu trực thăng tấn công theo đúng nghĩa.Dù nguyên mẫu Mi-28A - tiền thân của Mi-28N được đưa vào bay thử nghiệm từ năm 1988 nhưng nó lại bị đánh giá là không hiệu quả và bị thay thế bằng dòng trực thăng tấn công khác Ka-50.Tuy nhiên, công ty chế tạo trực thăng Mil vẫn không thôi hy vọng vào Mi-28 khi đến năm 1995 tức 7 năm sau đó biến thể nâng cấp của Mi-28A là Mi-28N được chính thức giới thiệu. Ngay lập tức nó được giới tướng lĩnh Nga dành sự quan tâm đặc biệt khi sở hữu một loạt các nâng cấp sáng giá như hệ thống vũ khí, radar, thiết bị quan sát và quan trọng nhất là với giá thành chỉ tương đương một chiếc Mi-24 biến thể nâng cấp.Mặc dù đã sở hữu những chiếc Ka-50, nhưng Không quân Nga vẫn quyết định đưa vào trang bị thêm những chiếc Mi-28N vào năm 2003 và cả hai dòng trực thăng tấn công này nhanh chóng trở thành bộ đôi hoàn hảo của Không quân Nga.Do được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ chiến đấu nên trực thăng Mi-28N hoàn toàn sở hữu sức mạnh mà không phải mẫu trực thăng tấn công nào trước đó của Nga cũng có thể có được. Nó được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ với tổ hợp pháo tự động 2A42 30 mm, hai giá treo vũ khí ở hai bên thân có thể mang theo hàng loạt vũ khí như tên lửa chống tăng có dẫn đường 9M120 Ataka, rocket phóng loạt S-13 và thậm chí cả tên lửa không đối không R-73.Về phần thân, Mi-28N giữ nguyên thiết kế của các phiên bản Mi-28 trước đó, tuy nhiên trang thiết bị điện tử của nó được hiện đại hóa toàn bộ với hệ thống radar mới, các thiết bị quan sát quang hồng ngoại và hệ thống quản lý tác chiến trên không.Mi-28N được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117 turboshaft có công suất 1,636 kW mỗi chiếc, sức mạnh này giúp Mi-28N có thể đạt tới tốc độ 324km/h với tầm hoạt động hiệu quả lên tới 435km.Các biến thể Mi-28 trong đó có Mi-28N đều có thiết kế hai chỗ ngồi nhằm tăng tính hiệu quả khi không chiến, với sự phối hợp giữa phi công chính và phi công phụ. Phần thân buồng lái của Mi-28N cũng được bọc thép và kính buồng lái cũng có khả năng chống nhằm tăng khả năng sống sót của phi hành đoàn.Với các tính năng vượt trội của mình Mi-28 không chỉ dành được sự quan tâm từ Không quân Nga và không quân một số quốc gia khác trên thế giới. Và nó đã được Nga xuất khẩu cho một số quốc gia như Iraq, Algeria, Venezuela và Kenya.Dù được đánh giá sở hữu sức mạnh tương đương thậm chí là vượt trội so với trực thăng tấn công AH-64D Apache của Mỹ nhưng các nhà phát triển Mi-28 vẫn chưa hài lòng với kết quả này khi tiếp tục nâng cấp dòng trực thăng tấn công này với biến thể Mi-28NM.Theo kế hoạch của Không quân Nga nước này sẽ sở hữu ít nhất 80 chiếc Mi-28 với nhiều biến thể khác nhau trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020. Và số trực thăng này sẽ thay thế hoàn toàn cho những chiếc Mi-24.Trong ảnh, hai chiếc trực thăng tấn công Mi-28N tham gia một đợt tập trận gần đây của Không quân Nga.Phi đội hỗn hợp gồm nhiều dòng trực thăng vũ trang khác nhau qua từng thời kỳ của Không quân Nga.
Ngày 14/11/1996, biến thể trực thăng tấn công Mi-28N thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình và suốt 19 năm sau đó nó vẫn là mẫu trực thăng tấn công hoàn hảo mà Không quân Nga từng sở hữu.
Mil Mi-28 (định danh NATO Havoc) được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1980, với thiết kế chính là thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không cho lực lượng bộ binh, tiêu diệt lực lượng tăng thiết giáp hay cơ giới hay không chiến với trực thăng vũ trang của đối phương.
Nếu so sánh với trực thăng tấn công huyền thoại Mi-24 của Không quân Liên Xô, Mi-28 hoàn toàn ở một tầm cao khác, khi nó vượt trội Mi-24 về mọi mặt và hoàn toàn là một mẫu trực thăng tấn công theo đúng nghĩa.
Dù nguyên mẫu Mi-28A - tiền thân của Mi-28N được đưa vào bay thử nghiệm từ năm 1988 nhưng nó lại bị đánh giá là không hiệu quả và bị thay thế bằng dòng trực thăng tấn công khác Ka-50.
Tuy nhiên, công ty chế tạo trực thăng Mil vẫn không thôi hy vọng vào Mi-28 khi đến năm 1995 tức 7 năm sau đó biến thể nâng cấp của Mi-28A là Mi-28N được chính thức giới thiệu. Ngay lập tức nó được giới tướng lĩnh Nga dành sự quan tâm đặc biệt khi sở hữu một loạt các nâng cấp sáng giá như hệ thống vũ khí, radar, thiết bị quan sát và quan trọng nhất là với giá thành chỉ tương đương một chiếc Mi-24 biến thể nâng cấp.
Mặc dù đã sở hữu những chiếc Ka-50, nhưng Không quân Nga vẫn quyết định đưa vào trang bị thêm những chiếc Mi-28N vào năm 2003 và cả hai dòng trực thăng tấn công này nhanh chóng trở thành bộ đôi hoàn hảo của Không quân Nga.
Do được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ chiến đấu nên trực thăng Mi-28N hoàn toàn sở hữu sức mạnh mà không phải mẫu trực thăng tấn công nào trước đó của Nga cũng có thể có được. Nó được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ với tổ hợp pháo tự động 2A42 30 mm, hai giá treo vũ khí ở hai bên thân có thể mang theo hàng loạt vũ khí như tên lửa chống tăng có dẫn đường 9M120 Ataka, rocket phóng loạt S-13 và thậm chí cả tên lửa không đối không R-73.
Về phần thân, Mi-28N giữ nguyên thiết kế của các phiên bản Mi-28 trước đó, tuy nhiên trang thiết bị điện tử của nó được hiện đại hóa toàn bộ với hệ thống radar mới, các thiết bị quan sát quang hồng ngoại và hệ thống quản lý tác chiến trên không.
Mi-28N được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117 turboshaft có công suất 1,636 kW mỗi chiếc, sức mạnh này giúp Mi-28N có thể đạt tới tốc độ 324km/h với tầm hoạt động hiệu quả lên tới 435km.
Các biến thể Mi-28 trong đó có Mi-28N đều có thiết kế hai chỗ ngồi nhằm tăng tính hiệu quả khi không chiến, với sự phối hợp giữa phi công chính và phi công phụ. Phần thân buồng lái của Mi-28N cũng được bọc thép và kính buồng lái cũng có khả năng chống nhằm tăng khả năng sống sót của phi hành đoàn.
Với các tính năng vượt trội của mình Mi-28 không chỉ dành được sự quan tâm từ Không quân Nga và không quân một số quốc gia khác trên thế giới. Và nó đã được Nga xuất khẩu cho một số quốc gia như Iraq, Algeria, Venezuela và Kenya.
Dù được đánh giá sở hữu sức mạnh tương đương thậm chí là vượt trội so với trực thăng tấn công AH-64D Apache của Mỹ nhưng các nhà phát triển Mi-28 vẫn chưa hài lòng với kết quả này khi tiếp tục nâng cấp dòng trực thăng tấn công này với biến thể Mi-28NM.
Theo kế hoạch của Không quân Nga nước này sẽ sở hữu ít nhất 80 chiếc Mi-28 với nhiều biến thể khác nhau trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020. Và số trực thăng này sẽ thay thế hoàn toàn cho những chiếc Mi-24.
Trong ảnh, hai chiếc trực thăng tấn công Mi-28N tham gia một đợt tập trận gần đây của Không quân Nga.
Phi đội hỗn hợp gồm nhiều dòng trực thăng vũ trang khác nhau qua từng thời kỳ của Không quân Nga.