Trên một số phương tiện truyền thông đưa hình ảnh và chú thích ghi rằng đó là đoàn xe "tăng" của lính dù Ukraine ra hàng người biểu tình ở thành phố Kramatosk, nhưng thực ra chúng không phải xe tăng, mà là những xe thiết giáp chiến đấu, xe pháo tự hành "độc" của riêng của lính dù, vốn trang bị trong cả lính dù Nga và Ukraine đang dàn quân tại gần phía Đông Ukraine.
Xe thiết giáp chở quân của lính dù BTR-D
BTR-D là một biến thể của xe thiết giáp chiến đấu của lính dù BMD-1 được cải tạo thêm một bánh xích, tháo bỏ tháp pháo và bề mặt mở rộng. Chiếc BTR-D này chứa được 13 lính trong đó có 10 lính ở khoang sau xe. Nó được thấy lần đầu tiên trong cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan cho nên BTR-D được NATO đặt mật danh BMD M1979.
|
Xe thiết giáp chở quân lính dù BTR-D.
|
Đây là một chiếc xe thiết giáp chở quân có thể nhảy dù cùng với lính dù từ máy bay, và được lính đổ bộ đường không sử dụng như một chiếc xe đa chức năng. Những chiếc BTR-D làm nhiệm vụ phóng lựu có thể mang một khẩu súng phóng lựu liên thanh AGS-17 30-mm ở phía đuôi. Các tùy chọn khác bao gồm súng 30mm, súng 7,62mm đồng trục, kính hồng ngoại, kính phóng đại nhìn ngày, và hệ thống tên lửa chống tăng Kornet (4 quả).
|
Thiết giáp chở quân BTR-D của lính dù Ukraine treo cờ Nga thể hiện sự ủng hộ người biểu tình thân Nga ở miền Đông.
|
Các biến thể của BTR-D gồm:
- 1V118 Reostat/1V119 Spektr : Xe chỉ huy điều khiển pháo binh dành cho lính dù
- 2S9 : Súng cối/ pháo tự hành 120mm
- BMD-KShM: Xe chỉ huy cấp trung đoàn hoặc sư đoàn, lắp hệ thống anten trên nóc
- BREM-D: Xe sửa chữa, cứu kéo
- BTR-RD/Robot: Phiên bản lắp tên lửa chống tăng với 2 quả AT-4/AT-5
- BTR-ZD: Phiên bản phòng không với khẩu ZU-23 hai nòng, ngoài ra nó có thể mang các tên lửa phòng không vác vai
- Sterkh (Malakit/Shmel): phiên bản mang và phóng UAV.
Xe thiết giáp chiến đấu BMD-1
Loại xe thiết giáp lội nước dành cho lính dù Nga BMD-1 có hình dáng bên ngoài hao hao giống với dòng xe BMP (Việt Nam có trang bị), mặc dù nó nhỏ hơn nhiều so với BMP. Nó có thể thả bằng dù từ máy bay, và binh sĩ sẽ ngồi trong chính chiếc xe đó.
|
BMD-1 duyệt binh thời Liên Xô.
|
BMD-1 là một chiếc xe bơi nước cho lính dù với một cái tháp pháo kiểu BMP. Cũng như BMP, vũ khí chính của nó là một khẩu pháo nòng trơn 73mm cùng với một khẩu 7,62mm PKT đồng trục, và một ray gắn tên lửa chống tăng AT-3 phía trên pháo chính. Chiếc BMD, tuy vậy thì còn có 2 khẩu 7,62mm đặt ở hai bên mũi xe. Mũi của nó ngắn hơn nhiều so với mũi xe BMP, và thiết kế thân trên của BMD cũng khác BMP.
|
Một chiếc BMD-1 ra hàng tại Slavyansk.
|
Chiếc BMD của lính dù nhỏ hơn và nhẹ hơn so với loại BMP nhưng chúng có các chức năng tương tự nhau. BMD được sử dụng trong các sư đoàn dù với vai trò là xe thiết giáp chiến đấu. Tháp pháo của nó (chỗ dày nhất là 25mm) dày hơn so với loại BMP, nhưng giáp vỏ xe thì mỏng hơn (dày nhất chỉ là 15mm). Hệ thống bảo vệ NBC được tích hợp để bảo vệ kíp lái và binh sĩ bên trong.
|
BMD-1 cùng với lính dù Nga.
|
Hai người lính trong nhóm chiến đấu theo xe, gồm cả nhóm trưởng, sẽ ngồi ở hai cửa bên hông lái xe, ba người lính còn lại sẽ ở trong khoang sau, giữa tháp pháo và động cơ. Chiếc BMD được tin rằng có thể đạt được vận tốc tối đa 60-80km/h trên cạn và 10km/h dưới nước, với quãng đường hành trình khoảng 320km.
Xe thiết giáp chiến đấu BMD-2
Đây thực tế là chiếc BMD-1 với tháp pháo 73mm cũ được thay thế bởi loại tháp pháo một người. Loại tháp pháo này là một thiết kế mới với xạ thủ ngồi bên trái và anh ta có một cái cửa thoát hiểm ngay trên nóc tháp pháo.
|
BMD-2.
|
Ở phía trước là hệ thống kính nhìn ngày/đêm của xạ thủ giống với loại kính trên xe BMP-2, số lượng kính tiềm vọng được tăng thêm chủ yếu về hai bên hông xe ở và một đènchiếu sáng được gắn lên trên nóc tháp pháo. Bên trái tháp pháo có một kính khác dùng để ngắm bắn và nó được tin rằng góc quay của súng có thể sử dụng tốt trong trường hợp dùng để bắn máy bay. Trong xe mang 300 viên đạn 30mm và 2.940 viên đạn 7,62mm.
|
BMD-2 (giữa) ra hàng tại Slavyansk.
|
Vũ khí của BMD-2 bao gồm một khẩu 2A42 30mm với một khẩu 7,62mm đồng trục bên trái pháo, thêm vào đó là hệ thống chống tăng AT-4 Spigot (tầm bắn 2.000m) hay AT-5 Spandrel (tầm bắn lên tới 4.000m) đặt phía phải tháp pháo. Trong khi BMD-1 có 2 khẩu PKT 7,62mm ở hai bên đầu xe thì ở BMD-2 chỉ còn một khẩu bên phải, khẩu bên trái đã bị loại bỏ.
|
BMD-2 đứng cạnh cối tự hành 2S9 Nona-S ra hàng tại Slavyansk.
|
Pháo cối tự hành của lính dù 2S9 Nona-S
Xe pháo cối tự hành 2S9 Nona-S được thiết kế riêng cho lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô, khẩu cối tự hành nhẹ và có thể “nhảy dù” này được đưa vào biên chế các sư đoàn dù Liên Xô từ năm 1981 nhưng mãi đến năm 1985 nó mới xuất hiện công khai trước thế giới. Có khoảng 1.000 chiếc Nona-S được sản xuất, và 2S9 đã chiến đấu rất hiệu quả tại chiến trường Afghanistan và hai cuộc chiến tranh tại Chechnya.
|
2S9 Nona-S được biên chế cho lính dù Nga.
|
2S9 Nona-S mang trên mình một khẩu pháo cối 2A51 cỡ 120mm, có thể bắn thẳng lẫn bắn gián tiếp, hay nói cách khác nó vừa là một khẩu pháo vừa là một khẩu súng cối hạng nặng. Với đạn pháo thường, tầm bắn của 2S9 là 8,9km, đạn pháo tăng tầm là 12,8km còn với đạn cối 120mm là 7,1km.
Dĩ nhiên, với một khẩu pháo 120mm như 2S9 mang theo thì nó có khả năng tiêu diệt xe tăng hoặc thiết giáp đối phương, với đạn xuyên giáp của 2S9 có thể xuyên 650mm giáp thép ở khoảng cách 1.000m. Ngoài ra, Nona-S có thể bắn đạn pháo thông minh Kilotov-2 dẫn đường bằng tia laser với tầm bắn 9km đạt độ chính xác 90%.
Kíp xe của 2S9 Nona-S có 4 người gồm: trưởng xe, lái xe và hai pháo thủ. Nona-S có thể bơi nước tốt với thiết bị bơi chuyên dụng, khi tác chiến 2S9 sẽ được vận chuyển bởi máy bay vận tải như An-12, An-22 và IL-76 rồi thả dù xuống bãi đổ bộ và có thể chiến đấu ngay bên cạnh lính dù.
|
2S9 đi đầu trong đoàn xe của lính dù Ukraine ra hàng tại Slavyansk.
|
Có thể nói pháo cối tự hành 2S9 Nona-S là một thứ vũ khí “biết bay” cực kì lợi hại của lính dù, mỗi quả đạn pháo cỡ 120mm có thể dập tắt các hỏa điểm của đối phương từ xa cũng như tiêu diệt sinh lực bộ binh địch hoặc thậm chí xe tăng thiết giáp địch khi cần.