Izvestia dẫn nguồn văn bản về phát triển Hải quân Nga, đến năm 2016, nước này sẽ nhận được tàu chiến khó bị phát hiện bằng radar có lượng giãn nước nhỏ và trung bình.
Theo tài liệu này, thân của các tàu hộ vệ và kết cấu trên boong các tàu chiến lớn sẽ được chế tạo bằng vật liệu composite có sử dụng công nghệ tàng hình. Việc này sẽ khiến cho các con tàu khó bị radar phát hiện gấp hai lần, giảm khối lượng chúng 20% và tăng hiệu quả chiến đấu.
Các chuyên gia nhận định, là do tính giòn của những vật liệu composite (ở nhiệt độ thấp) những con tàu này trước hết được sử dụng ở Hạm đội Biển Đen – tức là nó sẽ triển khai để bảo vệ Crimea và Sevastopol.
|
Đội tàu chiến của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol.
|
Tại vụ chuyên ngành của Bộ Công thương, quan chức chuyên trách thông báo cho Izvestia rằng, một mệnh lệnh khẳng định sẽ tiến hành việc nghiên cứu này đã được ký ngày 9/4. Theo các văn bản của Hải quân Nga, mục đích của dự án là tạo ra các loại tàu mặt nước có triển vọng với lượng giãn nước nhỏ và trung bình có sử dụng các hệ thống carbon nhiều lớp có cốt.
Các văn bản này ghi rõ: “nghiên cứu thân vỏ và kết cấu trên boong phải định hướng vào các loại tàu hộ vệ, chiều dài không qúa 100m, và kết cấu trên boong cho những con tàu lớn hơn”. Giải pháp phải đảm bảo giảm khối lượng các kết cấu thân vỏ 15-20%, giảm cự ly bị phát hiện vì tỏa nhiệt và trường điện từ 20-40%. Và thân tàu này phải hoạt động không dưới 35 năm không cần sửa chữa.
Nguồn tin cấp cao ở Bộ Tư lệnh Hải quân Nga khẳng định, là kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng khi thiết kế các tàu chiến các loại, trước hết là tàu hộ vệ và tàu chống ngầm.
Người tiếp chuyện báo Izvestia ở Bộ Quốc phòng thông báo: “Sự phát triển công nghệ “tàng hình” là hướng có triển vọng. Đây là trường hợp ứng dụng vật liệu mới. Việc sử dụng các vật liệu mới này làm giảm xác suất con tàu bị các phương tiện radar phát hiện. Việc này có thể làm tăng sự bảo vệ chống thủy lôi, chống tên lửa và chống ngư lôi cho con tàu”.
Theo lời ông này, các tàu chiến có lượng giãn nước nhỏ và trung bình được sử dụng nhiều hơn cả ở Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Baltic.
Nguyên tham mưu trưởng Hải quân Nga Victor Kravchenko nhận định, do tính giòn của vật liệu các con tàu có thân vỏ bằng vật liệu composite không thể đi lại ở vùng băng giá.
|
Công nghệ vật liệu mới trước hết sẽ áp dụng cho các tàu hộ vệ và tàu săn ngầm cỡ nhỏ.
|
Victor Kravchenko nói: “Những con tàu này sẽ có ích ở Hạm đội Biển Đen, trong thành phần của tiểu hạm đội Caspian – ở những nơi không có băng và nhiệt độ hầu như luôn trên 0 độ C. Thân tàu bằng composite có thể bị hư hại khi va chạm với băng, tuy nhiên kết cấu trên boong bằng loại vật liệu này vẫn có thể được dùng cho các con tàu của Hạm đội Biển Bắc”.
Phó đô đốc đã xuất ngũ/nghỉ hưu Vladimir Zakharov cũng nhất trí, là chỉ có thể sử dụng các con tàu bằng composite ở vùng biển ấm. Ông ghi nhận thêm một vấn đề nữa của các thân tàu bằng composite khi cập bến không được để có va đập vào cầu tàu, vì vậy cần có cơ sở hạ tầng được trang bị tốt, “và tất nhiên Hạm đội Biển Đen có cơ sở hạ tầng như vậy”.
Vladimir Zakharov nói: “Khó làm cho những con tàu này chịu được va đập. Hạm đội Biển Đen có những cầu tàu tốt, nhất là cho các con tàu không lớn. Ví dụ, “bức tường ngư lôi” và mạn phía Bắc ở Sevastopol”.
Theo ông Zakharov, các kết cấu trên boong bằng vật liệu polime tốt hơn những kết cấu hiện dùng trên các con tàu hiện đại do chống bắt lửa tốt hơn.
Vladimir Zakharov nhận định: “Hiện các kết cấu trên boong tàu thường dùng hợp kim nhôm, rất dễ bắt lửa khi trúng đạn”.
Hiện trong biên chế của Hải quân Nga không có con tàu nào có thân làm bằng vật liệu polime composite. Tàu quét mìn Aleksandrit có thân tàu bằng chất dẻo cacbon đang được đóng trên triền đà và đến năm 2015 mới được đưa vào biên chế. Nhưng trên con tàu này vật liệu polime được dùng không phải để giảm khả năng bị phát hiện trên màn hình radar, mà là để giảm trường điện từ có thể kích nổ ngư lôi.