Từ những năm 1990, nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo Tổ quốc, Hải quân Việt Nam đã tìm kiếm một tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn. Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, Cục thiết kế dự án phương Bắc Nga (SPKB) đã hoàn thành thành công vào năm 1999 việc thiết kế tàu hộ vệ KBO 2000 (Project 2100) theo những yêu cầu từ Việt Nam.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sau cùng thì Việt Nam đã ký mua các tàu hộ vệ Project 11661E Gepard 3.9 thay vì KBO-2000. Không rõ lý do vì sao mà Việt Nam không chọn KBO-2000. Trong ảnh là mô hình tàu hộ vệ KBO-2000 được trưng bày tại triển lãm hải quân quốc tế MAKS-2011.
Theo một số tài liệu ít ỏi từ Nga, tàu hộ vệ tên lửa KBO 2000 (Project 2100) có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 104,8m, rộng 13,6m.
Về sức mạnh hỏa lực, KBO-2000 được trang bị đầy đủ các loại vũ khí thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống tàu mặt nước, tàu ngầm và phòng không tầm gần. Trong ảnh là bố trí vũ khí trước thượng tầng gồm một bệ pháo cỡ nòng lớn và 2 bệ tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E.
Cận cảnh bệ pháo chính trên KBO-2000, theo các tài liệu Nga thì lớp tàu này sẽ sử dụng hải pháo A-190E cỡ 100mm, có thể đạt tốc độ bắn lên tới 80 phát/phút, diệt mục tiêu trên mặt biển cách xa 20km (thời gian phản ứng 10-15 giây), trên không cách xa tối đa 15km (thời gian phản ứng nhỏ hơn 5 giây).
Có thể thấy rõ thiết kế của SPKB khi đó không chú trọng đến khâu tàng hình (dù chỉ là tàng hình nhẹ theo kiểu góc cạnh).
Trên đỉnh cột buồm là anten của hệ thống radar mạng pha trinh sát đường không – đường biển Fregat MA1 trang bị cho KBO-2000.
Ở đuôi tàu, sau ống khói là hệ thống radar điều khiển hỏa lực 3R95 của tổ hợp phòng không tầm thấp Klinok (NATO định danh là SA-N-9). Hệ thống này trang bị một radar bám sát mục tiêu G-band (tầm trinh sát 45km) và radar khóa mục tiêu có tầm theo dõi 15km. 3R95 có thể theo dõi và dẫn đường 8 tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, có thể phản ứng trong thời gian 8-24 giây, phụ thuộc vào chế độ hoạt động và điều khiển của kíp 13 người.
Về đạn tên lửa trang bị cho hệ thống Klinok, nhìn kỹ mô hình KBO-2000 có thể thấy rõ 3 module chứa 24 đạn phóng theo phương thẳng đứng được đặt ngay trước sân đáp trực thăng chống ngầm Ka-27/28. Đạn 9M331 lắp đầu nổ phá mảnh 15km, đạt tầm bắn xa 12km, độ cao diệt mục tiêu 6.000m, dùng hệ dẫn vô tuyến.
KBO-2000 trang bị hệ thống săn ngầm khá tốt khi có sự hiện diện của 4 ống phóng ngư lôi bố trí ở 2 bên hông tàu.
KBO-2000 có thể sử dụng động cơ diesel, trang bị 2 chân vịt cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý, dự trữ hành trình 30 ngày.
Từ những năm 1990, nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo Tổ quốc, Hải quân Việt Nam đã tìm kiếm một tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn. Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, Cục thiết kế dự án phương Bắc Nga (SPKB) đã hoàn thành thành công vào năm 1999 việc thiết kế tàu hộ vệ KBO 2000 (Project 2100) theo những yêu cầu từ Việt Nam.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sau cùng thì Việt Nam đã ký mua các tàu hộ vệ Project 11661E Gepard 3.9 thay vì KBO-2000. Không rõ lý do vì sao mà Việt Nam không chọn KBO-2000. Trong ảnh là mô hình tàu hộ vệ KBO-2000 được trưng bày tại triển lãm hải quân quốc tế MAKS-2011.
Theo một số tài liệu ít ỏi từ Nga, tàu hộ vệ tên lửa KBO 2000 (Project 2100) có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 104,8m, rộng 13,6m.
Về sức mạnh hỏa lực, KBO-2000 được trang bị đầy đủ các loại vũ khí thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống tàu mặt nước, tàu ngầm và phòng không tầm gần. Trong ảnh là bố trí vũ khí trước thượng tầng gồm một bệ pháo cỡ nòng lớn và 2 bệ tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E.
Cận cảnh bệ pháo chính trên KBO-2000, theo các tài liệu Nga thì lớp tàu này sẽ sử dụng hải pháo A-190E cỡ 100mm, có thể đạt tốc độ bắn lên tới 80 phát/phút, diệt mục tiêu trên mặt biển cách xa 20km (thời gian phản ứng 10-15 giây), trên không cách xa tối đa 15km (thời gian phản ứng nhỏ hơn 5 giây).
Có thể thấy rõ thiết kế của SPKB khi đó không chú trọng đến khâu tàng hình (dù chỉ là tàng hình nhẹ theo kiểu góc cạnh).
Trên đỉnh cột buồm là anten của hệ thống radar mạng pha trinh sát đường không – đường biển Fregat MA1 trang bị cho KBO-2000.
Ở đuôi tàu, sau ống khói là hệ thống radar điều khiển hỏa lực 3R95 của tổ hợp phòng không tầm thấp Klinok (NATO định danh là SA-N-9). Hệ thống này trang bị một radar bám sát mục tiêu G-band (tầm trinh sát 45km) và radar khóa mục tiêu có tầm theo dõi 15km. 3R95 có thể theo dõi và dẫn đường 8 tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, có thể phản ứng trong thời gian 8-24 giây, phụ thuộc vào chế độ hoạt động và điều khiển của kíp 13 người.
Về đạn tên lửa trang bị cho hệ thống Klinok, nhìn kỹ mô hình KBO-2000 có thể thấy rõ 3 module chứa 24 đạn phóng theo phương thẳng đứng được đặt ngay trước sân đáp trực thăng chống ngầm Ka-27/28. Đạn 9M331 lắp đầu nổ phá mảnh 15km, đạt tầm bắn xa 12km, độ cao diệt mục tiêu 6.000m, dùng hệ dẫn vô tuyến.
KBO-2000 trang bị hệ thống săn ngầm khá tốt khi có sự hiện diện của 4 ống phóng ngư lôi bố trí ở 2 bên hông tàu.
KBO-2000 có thể sử dụng động cơ diesel, trang bị 2 chân vịt cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý, dự trữ hành trình 30 ngày.