Mỹ bất lực nhìn đồng minh bán vũ khí cho Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Các đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Đức, Pháp, Anh, Israel được cho là đã cung cấp không ít công nghệ quân sự tối tân cho Trung Quốc.

Theo Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản, thời gian gần đây Mỹ đang liên tục chịu sự công kích, đó không phải là hoạt động gián điệp, mà lại là những đồng minh quan trọng của Mỹ đang có xu hướng chuyển giao một lượng lớn công nghệ quốc phòng cho Trung Quốc.
Hãng thông tấn Reuters cho biết, rất nhiều vũ khí trong biên chế của Quân đội Trung Quốc đã số được sản xuất dựa trên việc chuyển giao công nghệ từ các đồng minh thân cận nhất của Mỹ (Đức, Pháp và Anh).
Nguồn tin chỉ ra, những thiết kế động cơ diesel bên trong tàu chiến mặt nước của Trung Quốc đa số đều sản xuất trên nền tảng động cơ của Pháp và Đức. Ngoài ra, hệ thống vũ khí phát hiện săn tìm tàu ngầm trên tàu chiến Trung Quốc đều áp dụng công nghệ hệ thống định vị thủy âm (sonar) của Pháp, còn công nghệ radar cảnh báo trên máy bay tiêm kích có thể được tìm thấy trong một số máy bay chiến đấu, máy bay ném bom.
 Z-9 là trường hợp điển hình công nghệ phương Tây chuyển giao cho Trung Quốc, qua đó được nước này nội địa hóa dần dần và tự cải tiến thành nhiều mẫu phục vụ cho cả không quân lục quân, không quân, không quân hải quân.
Đáng lưu ý, thiết kế máy bay trực thăng đa năng Z-9 và Z-8 của Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc được sản xuất dựa theo nền tảng trực thăng AS365 và Super Selon đều của Pháp.
Đồng minh thân cận Mỹ ở Trung Đông – Israel cũng cung cấp không ít công nghệ quân sự cực kỳ tối tân cho Trung Quốc trong nhiều năm. Ví dụ điển hình, Israel có thể đã giúp đỡ Trung Quốc phát triển tiêm kích J-10 – giống hệt mẫu máy bay IAI Lavi của Israel, các hệ thống UAV, radar.
Theo nguồn tin của một quan chức giấu tên Israel tiết lộ, một sĩ quan quân đội cấp cao của Israel đã buộc phải từ chức do sức ép từ phía Mỹ, lý do được đưa ra là do gần đây Israel đã bán vũ khí quân sự cho Trung Quốc. Chính vì điều này mà phía Mỹ đã bày tỏ sự tức giận, đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới hợp đồng cung cấp radar cảnh báo sớm Phalcon đạt được giữa Israel và Trung Quốc. Dưới sức ép của Mỹ hợp đồng đó đã bị hủy bỏ, điều này đã khiến Israel phải chịu tổn thất rất lớn, bồi thường Trung Quốc 350 triệu USD tiền vi phạm hợp đồng.
 Nhiều tàu chiến Trung Quốc đang sử dụng công nghệ động cơ từ Đức.
The Diplomat cho rằng, với sự tăng trưởng kinh tế và quân sự như vũ bão của Trung Quốc, nước này đang có xu hướng hợp tác với tất cả các nước. Nói cách khác, trong tương lai dài hạn, việc các đồng minh của Mỹ chuyển giao công nghệ kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Nếu các đồng minh khác cũng như Israel xuất khẩu công nghệ “nhạy cảm” cho Trung Quốc thì sẽ tổn hại tới Mỹ.
Đối với Trung Quốc, những công nghệ kỹ thuật của châu Âu đặc biệt hấp dẫn, ví dụ theo kết quả thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy, những công nghệ động cơ mà Trung Quốc nhập khẩu từ công ty MTU của Đức rất quan trọng trong việc nâng cấp tàu ngầm nội địa của nước này.
Hai nước đồng minh Mỹ Israel và Pakistan được cho là đã cung cấp tài liệu cần thiết để Trung Quốc phát triển tiêm kích J-10.
Nguồn tin cũng cho biết, mặc dù châu Âu vẫn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí sang Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây dần đã có những thay đổi. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục hạn chế việc chuyển giao công nghệ quân sự cho Trung Quốc, nhưng Mỹ không thể ép buộc các đồng minh của mình cũng làm như vậy, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ lưỡng dụng.
Bài báo cho biết, lỗ hổng lớn nhất trong lệnh cấm vận công nghệ quân sự sang Trung Quốc của châu Âu chính là không cấm vận những trang bị lưỡng dụng. Những kỹ thuật đó bề ngoài thì không có mục đích ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, nhưng cũng có thể được vận dụng cho các lĩnh vực quân sự.
Ánh Dương

Bình luận(0)