Các nước ĐNA mua vũ khí Trung Quốc vì chính trị?

Google News

(Kiến Thức) - Đối với nhiều nước Đông Nam Á, mua vũ khí từ Trung Quốc vẫn là quyết sách chính trị nhiều hơn là nhu cầu quân sự.

Thời báo New York đưa tin, Trung Quốc đang dần trở thành nước xuất khẩu hệ thống vũ khí hiện đại. Thị trường vũ khí toàn cầu luôn hiện nay do một số ít quốc gia như Mỹ, Pháp, Anh, Nga và Israel độc quyền. Trong tương lai, Trung Quốc có thể cung ứng vũ khí hiện đại với giá thấp, hình thành những cuộc cạnh tranh với các nước xuất khẩu vũ khí khác.
Trong phương diện xuất khẩu vũ khí, Trung Quốc thực sự đã có thành quả tốt. Những năm gần đây, nước này luôn trong hàng ngũ 5 nước lớn xuất khẩu vũ khí, kim ngạch giao dịch bình quân đạt 2 tỷ USD/năm. Ngoài ra Trung Quốc còn từ các khách hàng cũ để mở rộng ra khu vực Nam Á và châu Phi, bắt đầu tiến quân vào thị trường mới Mỹ La tinh và Trung Đông.
Tiêm kích F-7 do Trung Quốc sản xuất trang bị trong Không quân Pakistan.
Nhưng hiện tại, đánh giá Trung Quốc đã là nhân vật chủ yếu buôn bán vũ khí cao cấp trên thế giới có lẽ là quá sớm. Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí có vị thế không ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực hệ thống công nghệ cao, như máy bay chiến đấu siêu âm, tàu ngầm và vũ khí dẫn đường chính xác. Đầu tiên, nhiều đơn hàng vũ khí lớn của Trung Quốc vẫn hạn chế ở một số nước, đặc biệt là Pakistan và Bangladesh. Năm, 2012 hai nước này chiếm gần một nửa xuất khẩu vũ khí Trung Quốc.
Ngoài ra, phần lớn vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc đều thuộc trang thiết bị cấp thấp, như xe thiết giáp hạng nhẹ, pháo, tàu tuần tra. Hệ thống vũ khí trang bị cấp cao của Trung Quốc như máy bay J-10, máy bay JF-17 gần như không có đơn hàng xuất khẩu.
Mặc dù tồn tại những thiếu sót trên, nhưng Trung Quốc vẫn rất sôi động trên thị trường vũ khí toàn cầu, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết sách mua vũ khí của các nước Đông Nam Á.
Không ít nước Đông Nam Á đã mua một số vũ khí của Trung Quốc. Ngoài Myanmar, Campuchia và Malaysia mua tên lửa phòng không của Trung Quốc, Lào đã mua trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ, Đông Timor mua tàu tuần tra loại nhỏ.
Đằng sau những vụ mua bán này có thể là sức ép ngày càng lớn mà các nước Đông Nam Á phải chịu, mua nhiều vũ khí từ Trung Quốc, để xoa dịu sức ép ngày càng tăng của các nước châu Á, đồng thời làm giảm sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này.
Máy bay vận tải hạng nhẹ được Trung Quốc cung cấp cho Campuchia.
Đối với nhiều nước Đông Nam Á, mua vũ khí từ Trung Quốc vẫn là quyết sách chính trị nhiều hơn là nhu cầu quân sự. Mà một số nước Đông Nam Á (đặc biệt là Philippines, Singapore và Việt Nam) có thể không bao giờ mua vũ khí Trung Quốc.
Trung Quốc dần trở thành nước lớn về sản xuất và xuất khẩu vũ khí, tất nhiên có tầm ảnh hưởng rộng tại Đông Nam Á. Phương Tây không muốn xuất khẩu những vũ khí hiện đại, Trung Quốc có thể trở thành phía cung ứng, vì vậy có thể phá vỡ cán cân quân sự khu vực.
Ngoài ra, Trung Quốc mong bán các loại vũ khí hoặc sẽ thổi một biến số mới cho thị trường vũ khí Đông Nam Á, thậm chí dẫn đến cuộc chạy đưa vũ trang khu vực này. Tóm lại, với việc Trung Quốc trở thành nước cung ứng vũ khí ngày càng tinh vi, thì an ninh khu vực có thể trở nên ngày càng khó lường.
Bằng Hữu

Bình luận(0)