Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, sự phát triển của các loại máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đã đặt ra cho Không quân Mỹ nhu cầu sở hữu một dòng máy bay ném bom sử động cơ phản lực, nhất là khi Mỹ đang là quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân khi đó. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mẫu máy ném bom chiến lược sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Mỹ là B-45 Tornado.Trên thực tế, kế hoạch phát triển máy bay ném bom B-45 được Mỹ bắt đầu triển khai trước khi chiến tranh kết thúc trước sức ép từ các dự án phát triển máy bay ném bom phản lực của Đức quốc xã.Với dự án đầu tiên mang tên NA-130 do North American phát triển, tuy nhiên sau chiến tranh dự án này dần đi vào quên lãng trước khi được tái khởi động lại do mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô.Và chỉ mất vài tháng sau đó, vào tháng 3/1947 nguyên mẫu máy bay ném bom B-45 đầu tiên thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình, kèm với đó là hợp đồng sản xuất hàng loạt dòng máy bay ném bom phản lực này dành cho North American. Giá thành cho một chiếc B-45A khi đó lên đến 1.1 triệu USD một con số không hề nhỏ vào thời điểm đó cho một chiếc máy bay ném bom.Tuy nhiên quá trình thử nghiệm và sản xuất B-45 lại mang đến cho Không quân Mỹ sự thất vọng khi nó có quá nhiều yếu điểm không thể khắc phục. Cùng lúc đó Không quân Mỹ bị cắt giảm ngân sách nghiêm trọng khiến kế hoạch đặt mua 190 chiếc B-45 bị hủy bỏ và con số này chỉ còn khoảng 140 chiếc.Dù có khá nhiều khuyết điểm về mặt động cơ nhưng B-45 lại trở thành anh hùng của Không quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, khi giá trị của nó được chứng minh trong nhiệm vụ trinh sát trên không lẫn ném bom chiến lược. Và cũng chính vì cuộc chiến này đã khiến người Mỹ suy nghĩ lại vai trò của B-45 khi đặt lên nó một trọng trách lớn hơn.Chiến tranh Triều Tiên, đã khiến Washington suy nghĩ lại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô (Liên Xô chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 1949), do đó vai trò của B-45 được nâng cao lên hơn bao giờ hết. Và với công nghệ của Mỹ vào thời điểm đó vũ khí hạt nhân đã có thể được thu gọn và tích hợp trên một mẫu máy ném bom như B-45.Từ đó phi đội B-45 bỗng có được một giá trị lớn lao như là một phương tiện tấn công răn đe hạt nhân. Tất nhiên để có thể triển khai vũ khí hạt nhân, B-45 cần phải được cải tiến lại với chương trình Backbreaker của Không quân Mỹ. Thậm chí B-45 còn là mẫu máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới có khả năng tiếp nhiên liệu trên không với biến thể B-45C.Từ năm 1947 cho đến khi được nghỉ hưu vào năm 1959, chỉ có khoảng 143 chiếc B-45 với nhiều biến thể khác nhau được sản xuất phục vụ trong cả Không quân Mỹ và Không quân Hoàng gia Anh.B-45 được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric J47-GE-13 có công suất 5.200 lbf cho mỗi chiếc, hệ thống động cơ này giúp B-45 có thể đạt tới vận tốc tối đa lên đến 920km/h biến nó thành mẫu máy bay ném bom có tốc độ bay nhanh nhất vào thời điểm đó.Phi hành đoàn của B-45 chỉ gồm 4 người gồm hai phi công, hoa tiêu và một xạ thủ, tuy nhiên nó lại có thể mang theo tới 10 tấn bom các loại tương đương pháo đài bay B-29 của Mỹ khi đó với hành phi hành đoàn lên đến 11 người. Trong ảnh là buồng lái bên trong một chiếc B-45.Mẫu máy bay ném bom phản lực đầu tiên này của Mỹ có chiều dài gần 23m với sải cánh 27m, cao 7.7m, nó có trọng lượng cất cánh tối đa 55 tấn và có tầm hoạt động hiệu quả 1.600km ở trần bay 14.100m.Dù có thời gian hoạt động chỉ hơn 10 năm nhưng B-45 lại là được xem là dấu mốc đầu tiên mở ra thời đại mới của các loại máy bay ném bom phản lực sau này của Không quân Mỹ điển hình như huyền thoại siêu pháo đài bay B-52.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, sự phát triển của các loại máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đã đặt ra cho Không quân Mỹ nhu cầu sở hữu một dòng máy bay ném bom sử động cơ phản lực, nhất là khi Mỹ đang là quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân khi đó. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mẫu máy ném bom chiến lược sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Mỹ là B-45 Tornado.
Trên thực tế, kế hoạch phát triển máy bay ném bom B-45 được Mỹ bắt đầu triển khai trước khi chiến tranh kết thúc trước sức ép từ các dự án phát triển máy bay ném bom phản lực của Đức quốc xã.
Với dự án đầu tiên mang tên NA-130 do North American phát triển, tuy nhiên sau chiến tranh dự án này dần đi vào quên lãng trước khi được tái khởi động lại do mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô.
Và chỉ mất vài tháng sau đó, vào tháng 3/1947 nguyên mẫu máy bay ném bom B-45 đầu tiên thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình, kèm với đó là hợp đồng sản xuất hàng loạt dòng máy bay ném bom phản lực này dành cho North American. Giá thành cho một chiếc B-45A khi đó lên đến 1.1 triệu USD một con số không hề nhỏ vào thời điểm đó cho một chiếc máy bay ném bom.
Tuy nhiên quá trình thử nghiệm và sản xuất B-45 lại mang đến cho Không quân Mỹ sự thất vọng khi nó có quá nhiều yếu điểm không thể khắc phục. Cùng lúc đó Không quân Mỹ bị cắt giảm ngân sách nghiêm trọng khiến kế hoạch đặt mua 190 chiếc B-45 bị hủy bỏ và con số này chỉ còn khoảng 140 chiếc.
Dù có khá nhiều khuyết điểm về mặt động cơ nhưng B-45 lại trở thành anh hùng của Không quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, khi giá trị của nó được chứng minh trong nhiệm vụ trinh sát trên không lẫn ném bom chiến lược. Và cũng chính vì cuộc chiến này đã khiến người Mỹ suy nghĩ lại vai trò của B-45 khi đặt lên nó một trọng trách lớn hơn.
Chiến tranh Triều Tiên, đã khiến Washington suy nghĩ lại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô (Liên Xô chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 1949), do đó vai trò của B-45 được nâng cao lên hơn bao giờ hết. Và với công nghệ của Mỹ vào thời điểm đó vũ khí hạt nhân đã có thể được thu gọn và tích hợp trên một mẫu máy ném bom như B-45.
Từ đó phi đội B-45 bỗng có được một giá trị lớn lao như là một phương tiện tấn công răn đe hạt nhân. Tất nhiên để có thể triển khai vũ khí hạt nhân, B-45 cần phải được cải tiến lại với chương trình Backbreaker của Không quân Mỹ. Thậm chí B-45 còn là mẫu máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới có khả năng tiếp nhiên liệu trên không với biến thể B-45C.
Từ năm 1947 cho đến khi được nghỉ hưu vào năm 1959, chỉ có khoảng 143 chiếc B-45 với nhiều biến thể khác nhau được sản xuất phục vụ trong cả Không quân Mỹ và Không quân Hoàng gia Anh.
B-45 được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric J47-GE-13 có công suất 5.200 lbf cho mỗi chiếc, hệ thống động cơ này giúp B-45 có thể đạt tới vận tốc tối đa lên đến 920km/h biến nó thành mẫu máy bay ném bom có tốc độ bay nhanh nhất vào thời điểm đó.
Phi hành đoàn của B-45 chỉ gồm 4 người gồm hai phi công, hoa tiêu và một xạ thủ, tuy nhiên nó lại có thể mang theo tới 10 tấn bom các loại tương đương pháo đài bay B-29 của Mỹ khi đó với hành phi hành đoàn lên đến 11 người. Trong ảnh là buồng lái bên trong một chiếc B-45.
Mẫu máy bay ném bom phản lực đầu tiên này của Mỹ có chiều dài gần 23m với sải cánh 27m, cao 7.7m, nó có trọng lượng cất cánh tối đa 55 tấn và có tầm hoạt động hiệu quả 1.600km ở trần bay 14.100m.
Dù có thời gian hoạt động chỉ hơn 10 năm nhưng B-45 lại là được xem là dấu mốc đầu tiên mở ra thời đại mới của các loại máy bay ném bom phản lực sau này của Không quân Mỹ điển hình như huyền thoại siêu pháo đài bay B-52.