Theo Thông tấn xã Việt Nam, sáng ngày hôm qua (2/11), tàu chiến Australia mang tên HMAS Warramunga đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm kỹ thuật Cảng Quốc tế Cam Ranh từ ngày 2 đến ngày 7/11. Nguồn ảnh: InfonetTrong thời gian ở thăm Việt Nam, Thuyền trưởng và nhóm chỉ huy tàu Hải quân Australia HMAS Warramunga sẽ chào xã giao lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; giao lưu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân, tham quan một số danh lam, thắng cảnh trên địa phương. Chuyến thăm nhằm cụ thể hóa việc triển khai nội dung hợp tác an ninh biển đã được ký trong Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng Việt Nam - Australia năm 2010, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hải quân và Quân đội hai nước. Nguồn ảnh: WikiChiến hạm HMAS Warramunga (FFG-152) là một trong 8 tàu chiến tên lửa lớp Anzac – lớp tàu mặt nước chiến đấu chủ lực của Hải quân Hoàng gia Australia hiện nay. Con tàu được hạ thủy vào ngày 23/5/1998 và chính thức biên chế cho RAN vào ngày 31/3/2001. Nguồn ảnh: WikiLớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.810 tấn, dài 118m, rộng 15m, thủy thủ đoàn 170 người. Con tàu được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM 2500 cùng 2 máy diesel MTU 12v 1163 TB83 cho tốc độ tối đa 27 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 11.000km. Nguồn ảnh: WikiDù được đóng từ cuối những năm 1990, nhưng lớp tàu hộ vệ Anzac nói chung và tàu chiến HMAS Warramunga sở hữu hệ thống cảm biến - vũ khí không hề lạc hậu chút nào. Con tàu được trang bị hệ thống radar cảnh giới đường không AN/SPS-49(V)8 ANZ, radar báo động sớm mạng pha CEAFAR, hệ thống tìm kiếm hồng ngoại bị động, đài radar mạng pha chiếu dọi mục tiêu chủ động CEAMOUNT...và hệ thống tác chiến điện tử Spectre A với bệ phóng mồi bẫy SRBOC cùng mồi bẫy chủ động Nulka.... Nguồn ảnh: WikiTrong đó, đáng lưu ý là đài radar mạng pha CEAFAR và CEAMOUNT cùng hệ thống tìm kiếm hồng ngoại Vampir NG là các thành tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa chống hạm (ASMD) được trang bị cho các tàu hộ vệ lớp Anzac. Nguồn ảnh: WikiTrung tâm điều khiển hệ thống điều khiển hỏa lực và chỉ huy Saab 9LV 453 Mk3 trên tàu hộ vệ lớp Anzac. Nguồn ảnh: WikiĐiểm nổi bật hệ thống vũ khí trên tàu chiến Australia thăm Cam Ranh chính là hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 VLS thường thấy trên các tàu khu trục, tuần dương Aegis của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: WikiTuy nhiên, Mk41 VLS trên lớp Anzac không mang phóng tên lửa SM-2/SM-3 mà chỉ được trang bị tên lửa hải đối không tầm trung RIM-162 ESSM có tầm phóng 50km. Loại tên lửa này được đánh giá là hữu hiệu đối phó với tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm. Ảnh: HMS Warramunga diễn tập phóng RIM-162. Nguồn ảnh: WikiHỏa lực chống tàu mặt nước của lớp tàu Anzac cũng đáng gờm với phiên bản tên lửa hành trình Harpoon Block II đạt tầm phóng đến 278km. Trong ảnh, bệ phóng tên lửa Harpoon bố trí trước thượng tầng HMS Warramunga. Nguồn ảnh: WikiNăng lực chống ngầm của con tàu cũng khá tốt với hệ thống sonar gắn dưới thân cùng sonar kéo rê để phát hiện, theo dõi tàu ngầm. Hỏa lực tiêu diệt tàu ngầm gồm trực thăng săn ngầm S-70B-2 Seahawk hoặc SH-2G Super Seasprites... Nguồn ảnh: WikiVà 2 bệ phóng ngư lôi 324mm Mod 5… Nguồn ảnh: Wiki…với ngư lôi chống ngầm MU 90 có tầm bắn khoảng 23km với tốc độ thấp 29 hải lý/h hoặc chỉ 10km với tốc độ cao 50km/h, xuyên sâu xuống mặt nước 1000m. Ngư lôi được trang bị đầu dẫn sonar âm thanh chủ động hoặc bị động cùng khối chất nổ lõm 32,7kg. Loại ngư lôi này được đánh giá là khá "yên lặng" với động cơ điện pump-jet khiến chúng khó bị phát hiện. Đầu nổ PBX nổ lõm có khả năng xuyên thủng các tàu ngầm thân đôi của Liên Xô. Nguồn ảnh: WikiCon tàu được trang bị pháo hạm 127mm Mk 45 Mod 2 có tầm bắn 20-30km cùng 2 súng máy CIWS 12,7mm điều khiển tự động (RWS). Nguồn ảnh: Wiki
Theo Thông tấn xã Việt Nam, sáng ngày hôm qua (2/11), tàu chiến Australia mang tên HMAS Warramunga đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm kỹ thuật Cảng Quốc tế Cam Ranh từ ngày 2 đến ngày 7/11. Nguồn ảnh: Infonet
Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Thuyền trưởng và nhóm chỉ huy tàu Hải quân Australia HMAS Warramunga sẽ chào xã giao lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; giao lưu bóng chuyền với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân, tham quan một số danh lam, thắng cảnh trên địa phương. Chuyến thăm nhằm cụ thể hóa việc triển khai nội dung hợp tác an ninh biển đã được ký trong Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng Việt Nam - Australia năm 2010, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hải quân và Quân đội hai nước. Nguồn ảnh: Wiki
Chiến hạm HMAS Warramunga (FFG-152) là một trong 8 tàu chiến tên lửa lớp Anzac – lớp tàu mặt nước chiến đấu chủ lực của Hải quân Hoàng gia Australia hiện nay. Con tàu được hạ thủy vào ngày 23/5/1998 và chính thức biên chế cho RAN vào ngày 31/3/2001. Nguồn ảnh: Wiki
Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.810 tấn, dài 118m, rộng 15m, thủy thủ đoàn 170 người. Con tàu được trang bị một động cơ tuốc bin khí LM 2500 cùng 2 máy diesel MTU 12v 1163 TB83 cho tốc độ tối đa 27 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 11.000km. Nguồn ảnh: Wiki
Dù được đóng từ cuối những năm 1990, nhưng lớp tàu hộ vệ Anzac nói chung và tàu chiến HMAS Warramunga sở hữu hệ thống cảm biến - vũ khí không hề lạc hậu chút nào. Con tàu được trang bị hệ thống radar cảnh giới đường không AN/SPS-49(V)8 ANZ, radar báo động sớm mạng pha CEAFAR, hệ thống tìm kiếm hồng ngoại bị động, đài radar mạng pha chiếu dọi mục tiêu chủ động CEAMOUNT...và hệ thống tác chiến điện tử Spectre A với bệ phóng mồi bẫy SRBOC cùng mồi bẫy chủ động Nulka.... Nguồn ảnh: Wiki
Trong đó, đáng lưu ý là đài radar mạng pha CEAFAR và CEAMOUNT cùng hệ thống tìm kiếm hồng ngoại Vampir NG là các thành tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa chống hạm (ASMD) được trang bị cho các tàu hộ vệ lớp Anzac. Nguồn ảnh: Wiki
Trung tâm điều khiển hệ thống điều khiển hỏa lực và chỉ huy Saab 9LV 453 Mk3 trên tàu hộ vệ lớp Anzac. Nguồn ảnh: Wiki
Điểm nổi bật hệ thống vũ khí trên tàu chiến Australia thăm Cam Ranh chính là hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 VLS thường thấy trên các tàu khu trục, tuần dương Aegis của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki
Tuy nhiên, Mk41 VLS trên lớp Anzac không mang phóng tên lửa SM-2/SM-3 mà chỉ được trang bị tên lửa hải đối không tầm trung RIM-162 ESSM có tầm phóng 50km. Loại tên lửa này được đánh giá là hữu hiệu đối phó với tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm. Ảnh: HMS Warramunga diễn tập phóng RIM-162. Nguồn ảnh: Wiki
Hỏa lực chống tàu mặt nước của lớp tàu Anzac cũng đáng gờm với phiên bản tên lửa hành trình Harpoon Block II đạt tầm phóng đến 278km. Trong ảnh, bệ phóng tên lửa Harpoon bố trí trước thượng tầng HMS Warramunga. Nguồn ảnh: Wiki
Năng lực chống ngầm của con tàu cũng khá tốt với hệ thống sonar gắn dưới thân cùng sonar kéo rê để phát hiện, theo dõi tàu ngầm. Hỏa lực tiêu diệt tàu ngầm gồm trực thăng săn ngầm S-70B-2 Seahawk hoặc SH-2G Super Seasprites... Nguồn ảnh: Wiki
Và 2 bệ phóng ngư lôi 324mm Mod 5… Nguồn ảnh: Wiki
…với ngư lôi chống ngầm MU 90 có tầm bắn khoảng 23km với tốc độ thấp 29 hải lý/h hoặc chỉ 10km với tốc độ cao 50km/h, xuyên sâu xuống mặt nước 1000m. Ngư lôi được trang bị đầu dẫn sonar âm thanh chủ động hoặc bị động cùng khối chất nổ lõm 32,7kg. Loại ngư lôi này được đánh giá là khá "yên lặng" với động cơ điện pump-jet khiến chúng khó bị phát hiện. Đầu nổ PBX nổ lõm có khả năng xuyên thủng các tàu ngầm thân đôi của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki
Con tàu được trang bị pháo hạm 127mm Mk 45 Mod 2 có tầm bắn 20-30km cùng 2 súng máy CIWS 12,7mm điều khiển tự động (RWS). Nguồn ảnh: Wiki