. Hai tàu chiến Nhật Bản thăm Cam Ranh vào ngày hôm qua (12/4) là những chiến hạm thuộc hàng hiện đại của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Chúng có lượng giãn nước khoảng 3.500-4.000 tấn, được trang bị hệ thống vũ khí tấn công – phòng thủ toàn diện. Đáng lưu ý là hỏa lực chống tàu ngầm của hai tàu này đều có hệ thống tên lửa.Theo đó, chiếc tàu JS Ariake được trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC được triển khai bằng bệ phóng thẳng đứng Mk41. Đây được xem là loại vũ khí chống ngầm hiện đại nhất trên tàu chiến Nhật Bản, và cũng là hàng tối tân của các tàu Mỹ-NATO.Hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC do Công ty Lockheed Martin phát triển từ năm 1983 để trang bị cho các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ và đồng minh. Ảnh: Bắn thử nghiệm RUM-139 trên mặt đất.Cấu tạo của RUM-139 tương tự các họ tên lửa chống ngầm của Liên Xô. Nó gồm động cơ đẩy hai tầng dùng nhiên liệu rắn và đầu đạn là một quả ngư lôi cỡ 324mm. Tổng chiều dài của tên lửa săn ngầm RUM-139 là 4,5m.Tên lửa đạt tầm bắn khoảng 22km, dùng hệ dẫn quán tính. Khi tới mục tiêu được khoanh vùng, ngư lôi sẽ tách khỏi tầng đẩy và tự động tìm diệt mục tiêu.Trong khi đó chiếc JS Setogiri thăm Cam Ranh sử dụng thế hệ trước của RUM-139 là RUR-5 ASROC do hãng Honeywell phát triển và sản xuất từ năm 1960, trang bị cho các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ và đồng minh.Khác với RUM-139, RUR-5 được triển khai trên các bệ phóng Mk112, trong đó các cụm ống phóng có thể nâng hạ gần thẳng đứng để phóng tên lửa chống ngầm.RUR-5 dài 4,5m, đường kính 420mm, nặng 487kg, được trang động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn khoảng 19km.Sau khi tàu mặt nước, máy bay hay trực thăng săn ngầm phát hiện khoanh vùng vị trí nghi có tàu ngầm địch bằng sonar hoặc các cảm biến khác, thông tin sẽ được chuyển tiếp tới hệ thống tên lửa RUR-5 ASROC. Từ đây, tàu mang ASROC sẽ phóng đạn RUR-5 mang theo ngư lôi Mk46 hoặc bom chìm hạt nhân W44 (tàu Nhật không có) bay theo quỹ đạn đường đạn không có điều khiển tới mục tiêu. Tại điểm xác định, ngư lôi sẽ rời tầng đẩy bằng dù, hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt nước và tự động truy lùng tấn công địch.Ngư lôi cỡ 324mm Mk46 mà tên lửa chống ngầm RUM-139 và RUR-5 có thể triển khai mang đầu nổ PBXN-103 nặng 43,9kg, tầm bắn 11km, được trang bị đầu tự dẫn âm thanh chủ động - thụ động.
. Hai tàu chiến Nhật Bản thăm Cam Ranh vào ngày hôm qua (12/4) là những chiến hạm thuộc hàng hiện đại của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Chúng có lượng giãn nước khoảng 3.500-4.000 tấn, được trang bị hệ thống vũ khí tấn công – phòng thủ toàn diện. Đáng lưu ý là hỏa lực chống tàu ngầm của hai tàu này đều có hệ thống tên lửa.
Theo đó, chiếc tàu JS Ariake được trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC được triển khai bằng bệ phóng thẳng đứng Mk41. Đây được xem là loại vũ khí chống ngầm hiện đại nhất trên tàu chiến Nhật Bản, và cũng là hàng tối tân của các tàu Mỹ-NATO.
Hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC do Công ty Lockheed Martin phát triển từ năm 1983 để trang bị cho các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ và đồng minh. Ảnh: Bắn thử nghiệm RUM-139 trên mặt đất.
Cấu tạo của RUM-139 tương tự các họ tên lửa chống ngầm của Liên Xô. Nó gồm động cơ đẩy hai tầng dùng nhiên liệu rắn và đầu đạn là một quả ngư lôi cỡ 324mm. Tổng chiều dài của tên lửa săn ngầm RUM-139 là 4,5m.
Tên lửa đạt tầm bắn khoảng 22km, dùng hệ dẫn quán tính. Khi tới mục tiêu được khoanh vùng, ngư lôi sẽ tách khỏi tầng đẩy và tự động tìm diệt mục tiêu.
Trong khi đó chiếc JS Setogiri thăm Cam Ranh sử dụng thế hệ trước của RUM-139 là RUR-5 ASROC do hãng Honeywell phát triển và sản xuất từ năm 1960, trang bị cho các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ và đồng minh.
Khác với RUM-139, RUR-5 được triển khai trên các bệ phóng Mk112, trong đó các cụm ống phóng có thể nâng hạ gần thẳng đứng để phóng tên lửa chống ngầm.
RUR-5 dài 4,5m, đường kính 420mm, nặng 487kg, được trang động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn khoảng 19km.
Sau khi tàu mặt nước, máy bay hay trực thăng săn ngầm phát hiện khoanh vùng vị trí nghi có tàu ngầm địch bằng sonar hoặc các cảm biến khác, thông tin sẽ được chuyển tiếp tới hệ thống tên lửa RUR-5 ASROC. Từ đây, tàu mang ASROC sẽ phóng đạn RUR-5 mang theo ngư lôi Mk46 hoặc bom chìm hạt nhân W44 (tàu Nhật không có) bay theo quỹ đạn đường đạn không có điều khiển tới mục tiêu. Tại điểm xác định, ngư lôi sẽ rời tầng đẩy bằng dù, hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt nước và tự động truy lùng tấn công địch.
Ngư lôi cỡ 324mm Mk46 mà tên lửa chống ngầm RUM-139 và RUR-5 có thể triển khai mang đầu nổ PBXN-103 nặng 43,9kg, tầm bắn 11km, được trang bị đầu tự dẫn âm thanh chủ động - thụ động.