Theo bài phân tích được đăng trên tờ Russia & India Report gần đây cho rằng, cuộc khủng hoảng Su-24 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là một bài học lớn cho mối quan hệ đầy bất ổn giữa Ấn Độ đối với Pakistan và không phải hành động quân sự cứng rắn nào cũng mang lại kết quả tốt.
Điều này thể hiện rõ nhất trong Chiến tranh Kargil giữa Ấn Độ và Pakistan vào năm 1999 khi mà New Delhi chịu tổn thất nặng hơn do quá vội vàng trong việc sử dụng vũ lực trong giai đoạn đầu cuộc xung đột. Quân đội Ấn Độ đã mất ít nhất 2 máy bay ngay trong những ngày đầu tiên trong cuộc xung đột tại Kargil và thậm chí khi phi công Ấn Độ thoát được ra ngoài cũng không thể sống sót trước các tay súng Pakistan.
|
Binh sĩ Pakistan bên xác một chiếc máy bay của Không quân Ấn Độ tại Chiến tranh Kargil .
|
Quay lại thời điểm hiện tại, khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga vào hôm 24/11 khi nó đang bay gần khu biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Động thái đầu tiên của Nga lúc đó không phải là một hành động đáp trả quân sự cứng rắn mà thay vào đó là một giải pháp ngoại giao và đáp trả bằng trừng phạt kinh tế.
Xét về năng lự,c không quân Nga hoàn toàn vượt trội so với Ấn Độ trong Chiến tranh Kargil, khi Moscow sở hữu tới 359 chiếc tiêm kích Su-27, 291 chiếc tiêm kích MiG-29, 55 chiếc tiêm kích đa năng Su-30 và 48 chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35. Nga hoàn toàn áp đảo Thổ Nhĩ Kỳ trên không lẫn dưới mặt đất chỉ bằng lực lượng không quân của nước này.
Khi Nga bắt đầu triển khai không quân tấn công các nhóm khủng bố do Phương Tây hậu thuẫn và Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria, Không quân Nga chỉ điều động một số ít Su-27 và Su-30 để bảo vệ các phi đội máy bay ném bom của nước này tại Syria một phần do sự mất cảnh giác của Nga trước các thế lực đến từ bên ngoài Syria. Thậm chí đến những chiếc tiêm kích – bom Su-34 hiện đại nhất của Nga cũng không được trang bị tên lửa không đối không.
|
Nga đã quá chủ quan trước mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng bù lại chính cuộc khủng hoảng Su-24 đã kiến Moscow có thêm cơ hội kết thúc sớm cuộc chiến tại Syria.
|
Thổ Nhĩ Kỳ khai thác chính điểm yếu này của Nga để phục kích chiếc Su-24 khi nó đang trên đường trở về căn cứ, bên cạnh đó việc chia sẻ thông tin các chuyến bay của Nga cho phía Mỹ một đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến thảm họa trên. Điều này rất khó trách được Moscow khi trên không phận Syria dày đặc các loại máy bay quân sự của Mỹ và các nước đồng minh còn bên kia là các máy bay của Nga, và việc chia sẻ thông tin các chuyến bay là cần thiết nhầm tránh các vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra trên không.
Tất nhiên, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao gờ dám tấn công như vậy nếu như phi đội Su-24 có sự hộ tống của những chiếc Su-30 hoặc MiG-29, một cuộc đối đầu trên không như vậy là quá sức đối với những chiếc F-16. Khi F-16 chỉ có trần bay tối đa chỉ hơn 15.000m còn MiG-29 hay Su-30 lại là hơn 17.000m, chưa kể tới việc máy bay Nga được trang bị vũ khí và hệ thống radar tốt hơn. Xét về tốc độ thì những chiếc tiêm kích đa năng của Nga hoàn toàn có khả năng bỏ xa những dòng máy bay chiến đấu của Mỹ.
Khả năng không chiến của những chiếc tiêm kích do Nga chế tạo cũng được chứng minh trong Chiến tranh Kargil, khi những chiếc F-16 của Không quân Pakistan quay đầu bỏ chạy khỏi khu vực giao tranh ngay sau khi bị những chiếc MiG-29 của Không quân Ấn Độ khóa mục tiêu. Tuy nhiên một số báo cáo cũng nói rằng F-16 của Pakistan vẫn bay trong không phận nước này và cách biên giới với Ấn Độ khoảng hơn 30km, trong khi đó MiG-29 của Ấn Độ đang trong chuyến bay tuần tra dọc biên giới.
|
Không quân Ấn Độ xét về bất cứ phương diện nào đều vượt trội hơn Pakistan nhưng cái họ cần là một chiếc lược tốt hơn là sở hữu đông máy bay hơn.
|
Một số ý kiến đánh giá khác lại cho rằng, MiG-29 của Ấn Độ với tên lửa không đối không tầm trung R-77 đã ngăn không cho F-16 của Pakistan có cơ hội hổ trợ lực lượng mặt đất ở Kargil, khi nó vẫn đang trong không phận Pakistan và việc khóa mục tiêu từ xa dường như là một lời cảnh báo trước từ phía Ấn Độ.
Có một điểm giống nhau đến kỳ lạ giữa Chiến tranh Kargil vào năm 1999 và cuộc khủng hoảng Su-24 vào năm 2015 là phi công của chiếc máy bay bị bắn hạ đều may mắn thoát ra ngoài tuy nhiên họ lại bị giết bởi lực lượng mặt đất của đối phương. Trong trường hợp của Su-24 thì một trong hai phi công Nga đã bị các tay súng Hồi giáo do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sát hại ngay khi vừa tiếp đất bằng dù, còn phi công thứ hai lại được lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Syria giải thoát.
Nếu sở hữu lực lượng quân sự đủ mạnh đừng bao giờ kìm nén nó
Tôn Vũ, chiến lược gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc đã từng viết trong quyển “Binh pháp Tôn Tử” của mình rằng người cầm binh phải biết tạo ưu thế trước khi tấn công kẻ thù, sự dũng cảm chỉ là một phần giúp tạo nên chiến thắng chứ không phải là yếu tố quyết định. Tôn Vũ còn cho rằng mọi chiến thắng của ông đều có được do ông không mắc phải sai lầm nào trên chiến trường.
Trước khi những cánh quân của Hồng quân Liên Xô tiến đến ngoại ô Berlin vào tháng Tư năm 1945, phát xít Đức đã gần như chiếm trọn Châu Âu và phần lớn lãnh thổ Liên Xô và để có được chiến thắng vào tháng 4/1945 Liên Xô và các nước Đồng minh đã phải hy sinh hàng triệu người.
|
Chính nhờ quân số áp đảo trong trận Berlin đã tạo lợi thế lớn cho Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.
|
Và không phải ngẫu nhiên mà Nguyên soái Georgy Zhukov chỉ huy lực lượng Hồng quân lúc đó đã điều động hơn 6.200 xe tăng, 7.500 máy bay và 41.600 pháo các loại trong trận chiến cuối cùng tiến vào Berlin. Tất nhiên quân Đức bảo vệ Berlin lúc này không là gì với đạo quân đông đảo của Georgy Zhukov và một chiến thắng nhanh chóng đã giúp Liên Xô dành được quyền kiểm soát một nữa Berlin ngay trước mũi người Mỹ cũng như tạo lợi thế cho Liên Xô trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.
Và câu hỏi được đặt ra là vì sao các tướng lĩnh Nga ngày nay không làm như Nguyên soái Georgy Zhukov trước đây tại Syria ngày nay, và hậu quả của nó là việc Nga mất tới 2 máy bay và hai binh sĩ trong suốt cuộc khủng hoảng Su-24.
Ngay lập tức sau cuộc khủng khoảng Su-24, Quân đội Nga đã có những điều chỉnh hợp lý hơn tại Syria nhất là khi NATO đã lật lá bài của mình. Việc điều động thêm Su-27 và Su-30 tới căn cứ không quân Hmeymim đã giúp nâng cấp cao đáng kể khả năng bảo vệ các phi đội máy bay ném bom của Nga tại Syria. Bên cạnh đó, việc điều động các phi đội máy bay ném bom chiến lược tấn công IS và các nhóm khủng bố tại Syria đã thể hiện rõ nét hơn quyết tâm quét sạch các tổ chức khủng bố ở Trung Đông của Nga.
|
Cuộc khủng hoảng Su-24 là cái cớ quá tốt để Nga đưa thêm quân vào Syria cho dù Phương Tây có muốn hay không.
|
Cùng với đó là việc các phi đội tiêm kích bom Su-34 của Nga tại Syria được trang bị tên lửa không đối không trong mỗi đợt không kích và nó được phép bắn hạ bất cứ mối đe dọa từ trên không nào trong phạm vi 60km. Cũng theo Không quân Nga đây là lần đầu tiên các máy bay ném bom Nga ở Syria mang theo các loại tên lửa như vậy trong các chiến dịch không kích chống lại IS.
Không dừng lại đó, Quân đội Nga còn triển khai cả tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf và tổ hợp phòng không tầm xa trên hạm S-300F đến Syria. Các tổ hợp phòng không này hoàn toàn có thể vô hiệu hóa toàn bộ không phận phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 10 phút, và kết quả tất yếu là Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ mọi chuyến bay quân sự đến khu vực biên giới giáp với Syria.
Từ đó ta hoàn toàn có thể thấy được việc nếu Nga giữ thế áp đảo về mặt quân sự ngay từ đầu thì có thể cuộc khủng hoảng Su-24 đã không xảy ra, tuy nhiên với tình hình chính trị phức tạp ở Trung Đông tại thời điểm hiện tại việc Moscow triển khai số lượng lớn vũ khí tại Syria là không phù hợp và có thể xem là mối đe dọa cho các quốc gia khác trong khu vực. Và Nga đã biết lợi dụng cuộc khủng hoảng Su-24 để tạo lợi thế cho riêng mình tại Syria, khi mà các quốc gia khác không thể lên tiếng phản đối.
|
Hình ảnh tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga ở căn cứ không quân Hmeymim tại Syria.
|
Lựa chọn của Ấn Độ
Với những gì đang xảy ra ở Syria hy vọng các nhà chiến lược của Ấn Độ sẽ rút ra được bài học cho riêng mình, khi New Delhi phải đối mặt với Pakistan hay bất kỳ quốc gia nào khác. Với lực lượng không quân đứng hàng top trên thế giới Ấn Độ hoàn toàn có thể lựa chọn một giải pháp tấn công phủ đầu khi cần thiết thay vì một cuộc chiến tiêu hao sinh lực và kéo dài đầy tốn kém.
Với chiến lược như của Nga ở Syria hiện tại Moscow hoàn toàn có thể tự tin kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 5 năm nay tại Syria chỉ trong một năm, trong khi đó Mỹ đã mất hơn 10 năm ở Iraq nhưng kết quả thu được hầu như là con số không.
Trong 5 năm tới, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ có thể đạt tới con số hơn 100 tỷ USD khi mà quốc gia này liên tục mở rộng và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng sở hữu bộ ba răn đe hạt nhân hiệu quả cùng lực lượng tên lửa chiến lược hùng hậu, dù vậy việc triển khai các loại vũ khí chiến lược quá sớm trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột không phải là lựa chọn tốt nhất là sau những gì đã từng xảy ra trong Chiến tranh Lạnh.