Những năm đầu hậu CTTG 2, việc phát triển pháo chống tăng tự hành vẫn diễn ra hết sức sôi động ở Liên Xô, Mỹ, Anh... Nhằm tăng cường sức mạnh lực lượng diệt tăng đối phó với cuộc tấn công ồ ạt từ tăng phương Tây, năm 1948, các nhà khoa học Liên Xô bắt tay vào việc phát triển một mẫu pháo chống tăng tự hành thế hệ mới nhằm thay thế cho các loại SU-85, SU-100.Ngày 22/6/1948, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, nhà máy Omsk được giao nhiệm vụ phát triển pháo chống tăng mới dùng pháo chính 122mm D-25 đặt trên khung gầm tăng chủ lực mới nhất T-54. Ban đầu dự án pháo chống tăng SU-122-54 được định danh là Object 600. Do nhiều vấn đề mà từ năm 1949, dự án Object 600 được chuyển giao về nhà máy 183 ở Nizhny Tagil.Mãi tới tháng 12/1950, nguyên mẫu đầu tiên của Object 600 lúc này được đổi tên chính thức là SU-122-54 chính thức ra đời và bước vào hàng loạt cuộc thử nghiệm. Đến đầu năm 1952, nguyên mẫu số hai được đưa vào thử nghiệm kiểm tra tính năng, đồng thời bổ sung các thiếu sót.Ngày 15/3/1954, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra quyết định đưa vào sản xuất hàng loạt lô đầu tiên vào năm 1955, kết quả 77 chiếc được chế tạo.Như đã đề cập ở trên, pháo tự hành SU-122-54 được thiết kế trên cơ sở khung gầm tăng chủ lực T-54. Tuy nhiên, thiết kế của SU-122-44 đi theo trường phái pháo tự hành chống tăng trong CTTG 2. Mà cụ thể là việc nó không có tháp pháo xoay, pháo chính được gắn cố định vào thân xe tăng. Việc xoay đổi hướng bắn phụ thuộc hoàn toàn vào thân xe.SU-122-54 được trang bị động cơ diesel V-54 công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 48km/h, khả năng vượt hào, vượt chướng ngại vật tốt.Vì pháo chính được gắn trực tiếp vào mặt trước cho nên thân trước pháo tự hành luôn được bọc giáp dày nhất. Theo các tài liệu được công bố, mặt trước thân trên dày 100mm với độ nghiêng 51 độ, mặt trước thân dưới dày 80mm nghiêng 55 độ.Hỏa lực chính của SU-122-54 là pháo chính D-49 được cải tiến từ mẫu D-25 (trang bị cho xe tăng hạng nặng IS, IS-2, IS-3), cỡ nòng 122mm đạt tầm bắn tối đa 13,4km.Pháo chính D-49 122mm được thiết kế với bọng hút khói nằm gần đầu nòng giúp tiêu khói thuốc phóng tránh tràn ngược buồng lái.Hỏa lực phụ gồm một đại liên 14,5mm KPVT đồng trục với pháo chính và một khẩu bố trí trên nóc xe.Phần hông pháo tự hành chống tăng SU-122-54 khá dày với thông số 80mm nghiêng 55 độ. Ảnh: SU-122-54 nguyên mẫu với pháo chính D-25.Đáng tiếc, do nhiều lý do mà sau cùng dự án pháo chống tăng SU-122-54 không được sản xuất thêm lô nào nữa. Cuối những năm 1960, hầu hết SU-122-54 bị loại biên chế, một số được chuyển thành xe cứu kéo, số còn lại được giao cho các bảo tàng.
Những năm đầu hậu CTTG 2, việc phát triển pháo chống tăng tự hành vẫn diễn ra hết sức sôi động ở Liên Xô, Mỹ, Anh... Nhằm tăng cường sức mạnh lực lượng diệt tăng đối phó với cuộc tấn công ồ ạt từ tăng phương Tây, năm 1948, các nhà khoa học Liên Xô bắt tay vào việc phát triển một mẫu pháo chống tăng tự hành thế hệ mới nhằm thay thế cho các loại SU-85, SU-100.
Ngày 22/6/1948, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, nhà máy Omsk được giao nhiệm vụ phát triển pháo chống tăng mới dùng pháo chính 122mm D-25 đặt trên khung gầm tăng chủ lực mới nhất T-54. Ban đầu dự án pháo chống tăng SU-122-54 được định danh là Object 600. Do nhiều vấn đề mà từ năm 1949, dự án Object 600 được chuyển giao về nhà máy 183 ở Nizhny Tagil.
Mãi tới tháng 12/1950, nguyên mẫu đầu tiên của Object 600 lúc này được đổi tên chính thức là SU-122-54 chính thức ra đời và bước vào hàng loạt cuộc thử nghiệm. Đến đầu năm 1952, nguyên mẫu số hai được đưa vào thử nghiệm kiểm tra tính năng, đồng thời bổ sung các thiếu sót.
Ngày 15/3/1954, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra quyết định đưa vào sản xuất hàng loạt lô đầu tiên vào năm 1955, kết quả 77 chiếc được chế tạo.
Như đã đề cập ở trên, pháo tự hành SU-122-54 được thiết kế trên cơ sở khung gầm tăng chủ lực T-54. Tuy nhiên, thiết kế của SU-122-44 đi theo trường phái pháo tự hành chống tăng trong CTTG 2. Mà cụ thể là việc nó không có tháp pháo xoay, pháo chính được gắn cố định vào thân xe tăng. Việc xoay đổi hướng bắn phụ thuộc hoàn toàn vào thân xe.
SU-122-54 được trang bị động cơ diesel V-54 công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 48km/h, khả năng vượt hào, vượt chướng ngại vật tốt.
Vì pháo chính được gắn trực tiếp vào mặt trước cho nên thân trước pháo tự hành luôn được bọc giáp dày nhất. Theo các tài liệu được công bố, mặt trước thân trên dày 100mm với độ nghiêng 51 độ, mặt trước thân dưới dày 80mm nghiêng 55 độ.
Hỏa lực chính của SU-122-54 là pháo chính D-49 được cải tiến từ mẫu D-25 (trang bị cho xe tăng hạng nặng IS, IS-2, IS-3), cỡ nòng 122mm đạt tầm bắn tối đa 13,4km.
Pháo chính D-49 122mm được thiết kế với bọng hút khói nằm gần đầu nòng giúp tiêu khói thuốc phóng tránh tràn ngược buồng lái.
Hỏa lực phụ gồm một đại liên 14,5mm KPVT đồng trục với pháo chính và một khẩu bố trí trên nóc xe.
Phần hông pháo tự hành chống tăng SU-122-54 khá dày với thông số 80mm nghiêng 55 độ. Ảnh: SU-122-54 nguyên mẫu với pháo chính D-25.
Đáng tiếc, do nhiều lý do mà sau cùng dự án pháo chống tăng SU-122-54 không được sản xuất thêm lô nào nữa. Cuối những năm 1960, hầu hết SU-122-54 bị loại biên chế, một số được chuyển thành xe cứu kéo, số còn lại được giao cho các bảo tàng.