Trong báo cáo mới được công bố đầu năm nay, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI) cho biết, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 25 tên lửa diệt hạm Exocet MM-40 Block 3 từ Cộng hòa Pháp để trang bị cho hai tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814.Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống hạm Exocet do do hãng Nord Aviation và Aerospatiale thay nhau phát triển từ 1967-1974. Loại tên lửa này có thể triển khai phóng từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay cánh cố định với trọng lượng từ 670kg (tùy biến thể), dài 4,7m, lắp đầu nổ 165kg, sải cánh 1,1m, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Dù không nổi tiếng lắm so với tên lửa chống hạm Mỹ, Nga, tuy nhiên chiến tích mà Exocet lập được trong suốt những năm phục vụ không hề thua kém.Tên lửa diệt hạm Exocet được biết đến nhiều nhất kể từ sau cuộc hải chiến giành quần đào Falkland giữa Anh và Argentina năm 1982. Trong ảnh là tàu khu trục HMS Glamoran (D19) của Hải quân Hoàng gia Anh sau khi trúng một quả tên lửa hành trình Exocet MM38 được phóng đi từ chiến hạm ARA Segui của Argentina. Sức nổ của đầu đạn 165kg tuy không đánh chìm được chiến hạm 6.000 tấn nhưng cũng khiến nó mất sức chiến đấu và phải vào nhà máy mất 1 năm, 13 thủy thủ thiệt mạng.MM38 là thế hệ đầu tiên của dòng tên lửa chống hạm Exocet phóng từ tàu mặt nước, tầm bắn của nó chỉ khoảng 42km.Trong ảnh là tàu khu trục phòng không Type 42 mang tên HMS Sheffield của Hải quân Anh sau khi trúng một quả tên lửa chống hạm AM39 Exocet được phóng đi từ máy bay cường kích Super Etendard của Không quân Argentina (ngày 4/5/1982).May cho HMS Sheffield cỡ 4.800 tấn là đầu đạn tên lửa gặp lỗi nên không kích nổ, tuy nhiên lượng nhiên liệu còn lại trên quả đạn cũng gây ra vụ cháy lớn, 12 thủy thủ thiệt mạng.Tàu vận tải Atlantic Conveyor (chở nhiên liệu, đạn dược cho Hải quân Anh) bốc cháy dữ dội sau khi trúng một quả tên lửa AM39 Exocet của Không quân Argentina. Tuy không chìm ngay lập tức, nhưng những vụ cháy lớn lan dần tới kho đạn dược đã khiến con tàu này chìm 3 ngày sau đó.Hải quân Mỹ cũng từng là nạn nhân của dòng tên lửa chống hạm Exocet. Ngày 17/5/1987, tàu hộ vệ tên lửa USS Stark của Hải quân Mỹ đã bị trúng một quả tên lửa AM39 Exocet được phóng đi từ tiêm kích Mirage F1 của Không quân Iran. Vụ việc đã khiến cho 37 thủy thủ thiệt mạng, 21 người bị thương.May cho USS Stark, chiếc Mirage F-1 đã phóng 2 quả Exocet (một quả khi cách tàu 35km, quả còn lại khi cách 24km), nhưng chỉ có một quả trúng đích mà đã khiến cho USS Stark hư hại nặng nề, mất 142 triệu USD để sửa chữa trong hàng năm trời.AM39 Exocet là biến thể phóng từ trên không của dòng tên lửa chống hạm Exocet, trang bị trên khoảng 14 loại máy bay khắp thế giới, tầm bắn 50-70km.
Trong báo cáo mới được công bố đầu năm nay, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI) cho biết, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 25 tên lửa diệt hạm Exocet MM-40 Block 3 từ Cộng hòa Pháp để trang bị cho hai tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814.
Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống hạm Exocet do do hãng Nord Aviation và Aerospatiale thay nhau phát triển từ 1967-1974. Loại tên lửa này có thể triển khai phóng từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, trực thăng và máy bay cánh cố định với trọng lượng từ 670kg (tùy biến thể), dài 4,7m, lắp đầu nổ 165kg, sải cánh 1,1m, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Dù không nổi tiếng lắm so với tên lửa chống hạm Mỹ, Nga, tuy nhiên chiến tích mà Exocet lập được trong suốt những năm phục vụ không hề thua kém.
Tên lửa diệt hạm Exocet được biết đến nhiều nhất kể từ sau cuộc hải chiến giành quần đào Falkland giữa Anh và Argentina năm 1982. Trong ảnh là tàu khu trục HMS Glamoran (D19) của Hải quân Hoàng gia Anh sau khi trúng một quả tên lửa hành trình Exocet MM38 được phóng đi từ chiến hạm ARA Segui của Argentina. Sức nổ của đầu đạn 165kg tuy không đánh chìm được chiến hạm 6.000 tấn nhưng cũng khiến nó mất sức chiến đấu và phải vào nhà máy mất 1 năm, 13 thủy thủ thiệt mạng.
MM38 là thế hệ đầu tiên của dòng tên lửa chống hạm Exocet phóng từ tàu mặt nước, tầm bắn của nó chỉ khoảng 42km.
Trong ảnh là tàu khu trục phòng không Type 42 mang tên HMS Sheffield của Hải quân Anh sau khi trúng một quả tên lửa chống hạm AM39 Exocet được phóng đi từ máy bay cường kích Super Etendard của Không quân Argentina (ngày 4/5/1982).
May cho HMS Sheffield cỡ 4.800 tấn là đầu đạn tên lửa gặp lỗi nên không kích nổ, tuy nhiên lượng nhiên liệu còn lại trên quả đạn cũng gây ra vụ cháy lớn, 12 thủy thủ thiệt mạng.
Tàu vận tải Atlantic Conveyor (chở nhiên liệu, đạn dược cho Hải quân Anh) bốc cháy dữ dội sau khi trúng một quả tên lửa AM39 Exocet của Không quân Argentina. Tuy không chìm ngay lập tức, nhưng những vụ cháy lớn lan dần tới kho đạn dược đã khiến con tàu này chìm 3 ngày sau đó.
Hải quân Mỹ cũng từng là nạn nhân của dòng tên lửa chống hạm Exocet. Ngày 17/5/1987, tàu hộ vệ tên lửa USS Stark của Hải quân Mỹ đã bị trúng một quả tên lửa AM39 Exocet được phóng đi từ tiêm kích Mirage F1 của Không quân Iran. Vụ việc đã khiến cho 37 thủy thủ thiệt mạng, 21 người bị thương.
May cho USS Stark, chiếc Mirage F-1 đã phóng 2 quả Exocet (một quả khi cách tàu 35km, quả còn lại khi cách 24km), nhưng chỉ có một quả trúng đích mà đã khiến cho USS Stark hư hại nặng nề, mất 142 triệu USD để sửa chữa trong hàng năm trời.
AM39 Exocet là biến thể phóng từ trên không của dòng tên lửa chống hạm Exocet, trang bị trên khoảng 14 loại máy bay khắp thế giới, tầm bắn 50-70km.