Ngoài “pháo đài bay” B-52, ít ai biết rằng trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ còn triển khai một vài “anh em” máy bay ném bom Boeing B-52. Điển hình trong số được triển khai rộng rãi là máy bay ném bom B-57 Canberra. Khoảng 403 chiếc đã được Mỹ sản xuất từ giữa những năm 1950 và chủ yếu phục vụ trong Không quân Mỹ và 2-3 nước đồng minh.Những chiếc B-57 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm - năm 1963, nhưng có điều đặc biệt là chúng tới với nhiệm vụ trinh sát chứ không phải chiến đấu. Trong ảnh là một chiếc RB-57E (phiên bản trinh sát) tại căn cứ liên hợp Đà Nẵng, tháng 1/1964. Toàn bộ số RB-57 hoạt động tới giai đoạn 1965-1966 và rút về Mỹ với không một kết quả nào, nếu không muốn nói là sự thất bại.Tháng 8/1964, những chiếc máy bay ném bom B-57B dùng cho chiến đấu mới được Mỹ triển khai ở căn cứ Biên Hòa. Tuy nhiên, tháng 11 cùng năm đó, "pháo đài con" B-57B đã hứng chịu thất bại đầu tiên ngay trên mặt đất, pháo cối của quân giải phóng miền Nam "rót" vào sân bay đã phá hủy 20 chiếc (trong đó có 5 chiếc bị phá hỏng hoàn toàn).Là một máy bay ném bom có kích cỡ tương đối lớn, trọng lượng cất cánh đến 24,3 tấn, nhưng B-57 được thiết kế buồng lái như một máy bay tiêm kích với hai người điều khiển (phi công và hoa tiêu).B-57 sở hữu cặp cánh rất lớn, dài đến 19,5m, phần thân dài 20m, cao 4,52m, trọng lượng rỗng 12,2 tấn, trọng lượng tối đa là 24,36 tấn.Nó được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực J65-W-5 cho tốc độ bay tối đa chỉ 960km/h, bán kính chiến đấu 1.530km, vận tốc leo cao 31,4m/s, trần bay 13,74km.Máy bay ném bom B-57 được thiết kế khoang bom trong thân như máy bay ném bom hạng nặng cỡ B-52, ngoài ra có thể treo thêm bom trên cánh.Khoang bom trong thân máy bay B-57 có khả năng mang đến 2 tấn bom, gồm cả bom hạt nhân, còn 4 giá treo ngoài mang được 1,3 tấn bom gồm cà đạn rocket không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được vũ trang 4 khẩu pháo 20mm M39 với 290 viên đạn/khẩu.B-57 được hỗ trang bị hệ thống radar dẫn đường phục vụ ném bom APW-11, hệ thống ném bom SHORAN để hỗ trợ xác định tọa độ ném bom. Ngoài ra, còn có radar báo động sớm APS-54.Chính người Mỹ trong các tài liệu phải thừa nhận rằng máy bay ném bom B-57 là nỗi thất bại ở Việt Nam. Trong suốt thời gian tham chiến, B-57 "chết" nhiều lần ngay trên mặt đất, chưa nói tới tổn hại khi bay lên trời. Đến năm 1969, Không quân Mỹ ở Việt Nam chỉ còn có 9 chiếc B-57 có thể hoạt động được. Mỹ thừa nhận họ mất tổng cộng 58 chiếc B-57 ở Việt Nam gồm: 31 chiếc bị pháo binh quân giải phóng miền Nam tiêu diệt ngay trên mặt đất; 18 chiếc mất vì nhiề nguyên nhân; 10 chiếc mất vì tai nạn nổ bom ngay trên đường băng.Mùa thu năm 1970, Mỹ triển khai thêm các biến thể B-57G (trang bị camera hồng ngoại FLIR) nhằm phục vụ các chiến dịch ngăn chặn tuyến đường vận tải của QĐND Việt Nam trên dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động, người Mỹ phải thừa nhận rằng B-57 chẳng đem lại kết quả nào khả quan.Sứ mệnh của máy bay ném bom B-57 chính thức kết thúc vào tháng 5/1972 khi các chiếc B-57G được rút khỏi căn cứ tại Thái Lan.
Ngoài “pháo đài bay” B-52, ít ai biết rằng trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ còn triển khai một vài “anh em” máy bay ném bom Boeing B-52. Điển hình trong số được triển khai rộng rãi là máy bay ném bom B-57 Canberra. Khoảng 403 chiếc đã được Mỹ sản xuất từ giữa những năm 1950 và chủ yếu phục vụ trong Không quân Mỹ và 2-3 nước đồng minh.
Những chiếc B-57 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm - năm 1963, nhưng có điều đặc biệt là chúng tới với nhiệm vụ trinh sát chứ không phải chiến đấu. Trong ảnh là một chiếc RB-57E (phiên bản trinh sát) tại căn cứ liên hợp Đà Nẵng, tháng 1/1964. Toàn bộ số RB-57 hoạt động tới giai đoạn 1965-1966 và rút về Mỹ với không một kết quả nào, nếu không muốn nói là sự thất bại.
Tháng 8/1964, những chiếc máy bay ném bom B-57B dùng cho chiến đấu mới được Mỹ triển khai ở căn cứ Biên Hòa. Tuy nhiên, tháng 11 cùng năm đó, "pháo đài con" B-57B đã hứng chịu thất bại đầu tiên ngay trên mặt đất, pháo cối của quân giải phóng miền Nam "rót" vào sân bay đã phá hủy 20 chiếc (trong đó có 5 chiếc bị phá hỏng hoàn toàn).
Là một máy bay ném bom có kích cỡ tương đối lớn, trọng lượng cất cánh đến 24,3 tấn, nhưng B-57 được thiết kế buồng lái như một máy bay tiêm kích với hai người điều khiển (phi công và hoa tiêu).
B-57 sở hữu cặp cánh rất lớn, dài đến 19,5m, phần thân dài 20m, cao 4,52m, trọng lượng rỗng 12,2 tấn, trọng lượng tối đa là 24,36 tấn.
Nó được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực J65-W-5 cho tốc độ bay tối đa chỉ 960km/h, bán kính chiến đấu 1.530km, vận tốc leo cao 31,4m/s, trần bay 13,74km.
Máy bay ném bom B-57 được thiết kế khoang bom trong thân như máy bay ném bom hạng nặng cỡ B-52, ngoài ra có thể treo thêm bom trên cánh.
Khoang bom trong thân máy bay B-57 có khả năng mang đến 2 tấn bom, gồm cả bom hạt nhân, còn 4 giá treo ngoài mang được 1,3 tấn bom gồm cà đạn rocket không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được vũ trang 4 khẩu pháo 20mm M39 với 290 viên đạn/khẩu.
B-57 được hỗ trang bị hệ thống radar dẫn đường phục vụ ném bom APW-11, hệ thống ném bom SHORAN để hỗ trợ xác định tọa độ ném bom. Ngoài ra, còn có radar báo động sớm APS-54.
Chính người Mỹ trong các tài liệu phải thừa nhận rằng máy bay ném bom B-57 là nỗi thất bại ở Việt Nam. Trong suốt thời gian tham chiến, B-57 "chết" nhiều lần ngay trên mặt đất, chưa nói tới tổn hại khi bay lên trời. Đến năm 1969, Không quân Mỹ ở Việt Nam chỉ còn có 9 chiếc B-57 có thể hoạt động được. Mỹ thừa nhận họ mất tổng cộng 58 chiếc B-57 ở Việt Nam gồm: 31 chiếc bị pháo binh quân giải phóng miền Nam tiêu diệt ngay trên mặt đất; 18 chiếc mất vì nhiề nguyên nhân; 10 chiếc mất vì tai nạn nổ bom ngay trên đường băng.
Mùa thu năm 1970, Mỹ triển khai thêm các biến thể B-57G (trang bị camera hồng ngoại FLIR) nhằm phục vụ các chiến dịch ngăn chặn tuyến đường vận tải của QĐND Việt Nam trên dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, khi đưa vào hoạt động, người Mỹ phải thừa nhận rằng B-57 chẳng đem lại kết quả nào khả quan.
Sứ mệnh của máy bay ném bom B-57 chính thức kết thúc vào tháng 5/1972 khi các chiếc B-57G được rút khỏi căn cứ tại Thái Lan.