Tu-22M3 (định danh NATO: Backfire-C) là biến thể hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M của Không quân Nga, tuy nhiên Tu-22M3 không phải là mẫu máy bay mới khi nó được phát triển từ thời Liên Xô với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 20/7/1977.Như vậy, tính đến nay, máy bay ném bom Tu-22M3 đã có lịch sử hoạt động gần 40 năm - một con số không hề nhỏ đối với một dòng máy bay ném bom chiến lược. Dù vậy không có nghĩa là nó đã trở nên lỗi thời và điều này được thể hiện rõ qua khả năng tác chiến của nó trong chiến dịch không kích tại Syria.So với các biến thể Tu-22M trước đó, Tu-22M3 được nâng cấp hoàn toàn với thiết kế phần thân được giữ nguyên nhưng nó lại được trang bị hệ thống động cơ phản lực mới Kuznetsov NK-25 có công suất hoạt động hiệu quả hơn động cơ NK-22 trước đó. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45.Được đánh giá là một biến thể nâng cấp đầy hứa hẹn nhưng số phận của Tu-22M3 khá lận đận, phải mất tới 10 năm Không quân Liên Xô mới đưa Tu-22M3 vào trang bị từ năm 1989. Lịch sử tiếp tục thử thách mẫu máy bay ném bom này với sự kiện Liên Xô tan rã và vượt qua mọi khó khăn Không quân Nga sau này vẫn tiếp tục duy trì phi đội Tu-22M3 cho tới tận ngày nay.Trải qua vài thập kỷ hoạt động, Tu-22M3 cũng dần trở nên lỗi thời so với các dòng máy bay ném bom hiện tại, do đó vào đầu năm nay Không quân Nga cũng đã công bố kế hoạch hiện đại hóa dòng máy bay ném bom này đến cuối năm 2018. Trong giai đoạn đầu một phần phi đội Tu-22M3 sẽ được nâng cấp toàn diện để có thể đáp ứng được môi trường chiến tranh hiện đại.Theo Không quân Nga, biến thể nâng cấp mới của Tu-22M3 sẽ được trang bị thêm hệ thống vũ khí mới cùng hệ thống trang thiết bị điện tử mở rộng, và thay đổi một phần thiết kế buồng lái nhằm cải thiện không gian làm việc của phi hành đoàn.Trước đó vào năm 2015, Nga cũng đã đưa vào trang bị lại 12 chiếc Tu-22M3 từ các kho dự trữ chiến lược nâng tổng số phi đội ném bom Tu-22M của nước này lên 63 chiếc ở cả không quân và hải quân.Một chiếc Tu-22M3 có trọng lượng cất cánh tối đa là 124 tấn và với thiết kế cánh cụp cánh xòe sải cánh tối đa của nó là 34.28 m, còn chiều dài máy bay là hơn 42m và cao 11m.Tu-22M3 có tầm hoạt động 2.410km với tải trọng vũ khí tiêu chuẩn, do đó những chiếc Tu-22M3 của Nga tham chiến tại Syria hầu hết đều cất cánh từ căn cứ không quân ở Mozdok ở Bắc Ossetia nhằm đảm bảo khả năng tác chiến của mình.Về hệ thống động cơ như đã nói ở trên Tu-22M3 được trang bị hai động cơ phản lực Kuznetsov NK-25 có công suất 55.100 lbf mỗi chiếc, cho phép chiếc máy bay này bay với vận tốc hơn 2.300km/h ở trần bay 13.300m.Vận hành một chiếc Tu-22M3 là phi hành đoàn gồm 4 người với hai phi công, một hoa tiêu và một sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí.Cận cảnh bên trong buồng lái của Tu-22M3 với thiết kế đặc trưng của các dòng máy bay ném bom của Nga trước đây. Có một điểm khá tốt là phi hành đoàn trên Tu-22M3 cũng được trang bị hệ thống ghế phóng khẩn cấp.Hệ thống vũ khí trang bị trên Tu-22M3 gồm có một pháo tự động 23mm GSh-23 được bố trí ở phía đuôi máy bay, nó có thể mang theo tối đa 24 vũ khí gồm bom và tên lửa các loại. Điển hình như 3 tên lửa chống hạm Kh-22 hay 6 tên lửa tấn công mặt đất Kh-15.Tuy nhiên loại vũ khí được Tu-22M3 triển khai nhiều nhất vẫn là các loại bom thông dụng FAB của Không quân Nga, nó có khả năng mang theo tới 69 quả bom FAB-250 trong một đợt xuất kích.Với lịch sử phát triển 40 năm của mình, chặng đường phía trước của Tu-22M3 trong Không quân Nga vẫn còn khá dài, và nó sẽ không ngừng được Nga hiện đại hóa để có thể tiếp tục phục vụ thêm ít nhất 20 năm nữa.
Tu-22M3 (định danh NATO: Backfire-C) là biến thể hiện đại nhất của dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M của Không quân Nga, tuy nhiên Tu-22M3 không phải là mẫu máy bay mới khi nó được phát triển từ thời Liên Xô với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 20/7/1977.
Như vậy, tính đến nay, máy bay ném bom Tu-22M3 đã có lịch sử hoạt động gần 40 năm - một con số không hề nhỏ đối với một dòng máy bay ném bom chiến lược. Dù vậy không có nghĩa là nó đã trở nên lỗi thời và điều này được thể hiện rõ qua khả năng tác chiến của nó trong chiến dịch không kích tại Syria.
So với các biến thể Tu-22M trước đó, Tu-22M3 được nâng cấp hoàn toàn với thiết kế phần thân được giữ nguyên nhưng nó lại được trang bị hệ thống động cơ phản lực mới Kuznetsov NK-25 có công suất hoạt động hiệu quả hơn động cơ NK-22 trước đó. Bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45.
Được đánh giá là một biến thể nâng cấp đầy hứa hẹn nhưng số phận của Tu-22M3 khá lận đận, phải mất tới 10 năm Không quân Liên Xô mới đưa Tu-22M3 vào trang bị từ năm 1989. Lịch sử tiếp tục thử thách mẫu máy bay ném bom này với sự kiện Liên Xô tan rã và vượt qua mọi khó khăn Không quân Nga sau này vẫn tiếp tục duy trì phi đội Tu-22M3 cho tới tận ngày nay.
Trải qua vài thập kỷ hoạt động, Tu-22M3 cũng dần trở nên lỗi thời so với các dòng máy bay ném bom hiện tại, do đó vào đầu năm nay Không quân Nga cũng đã công bố kế hoạch hiện đại hóa dòng máy bay ném bom này đến cuối năm 2018. Trong giai đoạn đầu một phần phi đội Tu-22M3 sẽ được nâng cấp toàn diện để có thể đáp ứng được môi trường chiến tranh hiện đại.
Theo Không quân Nga, biến thể nâng cấp mới của Tu-22M3 sẽ được trang bị thêm hệ thống vũ khí mới cùng hệ thống trang thiết bị điện tử mở rộng, và thay đổi một phần thiết kế buồng lái nhằm cải thiện không gian làm việc của phi hành đoàn.
Trước đó vào năm 2015, Nga cũng đã đưa vào trang bị lại 12 chiếc Tu-22M3 từ các kho dự trữ chiến lược nâng tổng số phi đội ném bom Tu-22M của nước này lên 63 chiếc ở cả không quân và hải quân.
Một chiếc Tu-22M3 có trọng lượng cất cánh tối đa là 124 tấn và với thiết kế cánh cụp cánh xòe sải cánh tối đa của nó là 34.28 m, còn chiều dài máy bay là hơn 42m và cao 11m.
Tu-22M3 có tầm hoạt động 2.410km với tải trọng vũ khí tiêu chuẩn, do đó những chiếc Tu-22M3 của Nga tham chiến tại Syria hầu hết đều cất cánh từ căn cứ không quân ở Mozdok ở Bắc Ossetia nhằm đảm bảo khả năng tác chiến của mình.
Về hệ thống động cơ như đã nói ở trên Tu-22M3 được trang bị hai động cơ phản lực Kuznetsov NK-25 có công suất 55.100 lbf mỗi chiếc, cho phép chiếc máy bay này bay với vận tốc hơn 2.300km/h ở trần bay 13.300m.
Vận hành một chiếc Tu-22M3 là phi hành đoàn gồm 4 người với hai phi công, một hoa tiêu và một sĩ quan điều khiển hệ thống vũ khí.
Cận cảnh bên trong buồng lái của Tu-22M3 với thiết kế đặc trưng của các dòng máy bay ném bom của Nga trước đây. Có một điểm khá tốt là phi hành đoàn trên Tu-22M3 cũng được trang bị hệ thống ghế phóng khẩn cấp.
Hệ thống vũ khí trang bị trên Tu-22M3 gồm có một pháo tự động 23mm GSh-23 được bố trí ở phía đuôi máy bay, nó có thể mang theo tối đa 24 vũ khí gồm bom và tên lửa các loại. Điển hình như 3 tên lửa chống hạm Kh-22 hay 6 tên lửa tấn công mặt đất Kh-15.
Tuy nhiên loại vũ khí được Tu-22M3 triển khai nhiều nhất vẫn là các loại bom thông dụng FAB của Không quân Nga, nó có khả năng mang theo tới 69 quả bom FAB-250 trong một đợt xuất kích.
Với lịch sử phát triển 40 năm của mình, chặng đường phía trước của Tu-22M3 trong Không quân Nga vẫn còn khá dài, và nó sẽ không ngừng được Nga hiện đại hóa để có thể tiếp tục phục vụ thêm ít nhất 20 năm nữa.