Theo bình luận của Tạp chí National Interest, mặc dù vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc tiêm kích-bom Su-24 của Nga có thể dẫn tới việc Moscow đưa ra một hành động quân sự cứng rắn với Ankara. Tuy nhiên Nga lại không làm như vậy khi khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ suy nghĩ lại ý định đối đầu quân sự với Nga bằng danh sách top 3 vũ khí tối tân của nước này.
Có thực tế thú vị là danh sách top 3 vũ khí mà Nga có thể sẽ sử dụng để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ do National Interest bình chọn lại không phải các loại tên lửa đạn đạo hay vũ khí hạt nhân chiến thuật, mà chỉ đơn thuần chỉ là các hệ thống vũ khí được sử dụng cho chiến dịch quân sự thông thường như máy bay ném bom, tàu tuần dương mang tên lửa và tổ hợp tác chiến điện tử.
|
Hai phi công Nga kiểm tra lại chiếc tiêm kích-bom Su-34 của mình trước khi xuất kích.
|
Bộ đôi Su-34 và Vympel R-77
Sukhoi Su-34 là dòng máy bay ném bom tiên tiến nhất của Không quân Nga hiện nay và Syria là cuộc chiến đấu tiên mà dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4++ này tham gia. Su-34 được Không quân Nga đưa vào trang bị chính thức trong năm 2014 và nó sẽ thay thế cho những chiếc Sukhoi Su-24 Fencer đã lỗi thời.
Theo National Interest, nếu so sánh giữa F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ với Su-34 thì mẫu tiêm kích bom này của Nga có thể mang theo nhiều loại vũ khí hơn và có tầm hoạt động lớn hơn. Trong khi đó, Không quân Nga chỉ mới đưa vào trang bị 80 chiếc Su-34 nhưng có tới 15 chiếc trong số đó lại đang hoạt động ở Syria.
Giá trị mỗi chiếc Su-34 gần tới 40 triệu USD tuy nhiên khả năng tác chiến trên không của nó hoàn toàn xứng đáng với số tiền mà Không quân Nga phải bỏ ra, một chiếc Su-34 có thể bay với tốc độ lên tới gần 2.000km/h với phạm vi hoạt động hiệu quả là 4.000km mà không cần tiếp nhiên liệu. F-16 hoàn toàn không phải là đối thủ của Su-34 trong cả tốc độ bay lẫn tầm hoạt động.
|
Tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4.
|
Đó là còn chưa kể tới hệ thống vũ khí đa dạng của Su-34 khi nó có thể được trang bị các loại tên lửa không đối không tầm trung và tầm xa Vympel R-27 và Vympel R-77. Su-34 hoàn toàn có thể bắn hạ F-16 ở khoảng cách 200km với R-77. Mặc dù F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM của Mỹ nhưng biến thể hiện đại nhất của AIM-120 là AIM-120D chỉ có tầm bắn hiệu quả hơn 180km, và với chênh lệch 20km trong không chiến hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-4
Krasukha-4 là một trong những thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, nó được Quân đội Nga đưa vào trang bị từ năm 2014. Nó được thiết kế để vô hiệu hóa hầu như mọi hệ thống radar mặt đất, trên không bao gồm các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm AWACS cũng như vệ tinh do thám quân sự bay ở quỹ đạo thấp.
Nếu xảy ra xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria thì việc toàn bộ hệ thống chỉ huy của Ankara bị tê liệt là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Một tổ hợp Krasukha-4 có tầm hoạt động lên tới hơn 300km nó có thể vô hiệu hóa vĩnh viễn một số thiết bị vô tuyến của đối phương ngay sau khi được triển khai. Và dĩ nhiên, Nga đã điều Krasukha-4 đến Syria trước khi cả vụ bắn hạ Su-24 xảy ra.
Giới phân tích quân sự Phương Tây cho rằng, Krasukha-4 hoàn toàn có thể “gây mù” các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ khi cố tình do thám các hoạt động quân sự của Nga ở Syria. Trong khi đó hệ thống radar giám sát mặt đất của Thổ Nhĩ Kỳ lại không đủ mạnh để có thể đối đầu với Krasukha-4.
|
Tuần dương hạm mang tên lửa Moscow hoạt động ngoài khơi Syria.
|
Tuần dương hạm mang tên lửa Moscow
Vũ khí “át chủ bài” cuối cùng của Nga tại Syria là tàu tuần dương hạm mang tên lửa Moskva thuộc lớp Slava, đây cũng là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Nga.
Nó được trang bị hệ thống vũ khí đủ mạnh để có thể hủy diệt một biên đội tàu sân bay khi có thể mang theo tới 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, 64 tên lửa phòng không tầm xa S-300F Fort, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-M. Cùng với đó là hệ thống radar trinh sát đường không tầm xa MR-800 Voshkod, radar trinh sát đường không MR-700 Fregat hoặc MR-710 Fregat-MA, có thể nó tuần dương hạm Moscow gần như một pháo đài nổi trên biển.
Tuy nhiên, National Interest lại cho rằng tuần dương hạm Moscow của Hải quân Nga không được bảo vệ tốt trước tàu ngầm diesel-điện lớp Gur của Thổ Nhĩ Kỳ vốn được đánh giá là “sát thủ” âm thầm dưới biển.