Hôm 24/11, thế giới tiếp tục nhận thông tin chấn động, máy bay Su-24 Nga bị bắn rơi bởi tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ sau đó tuyên bố rằng, hành động tấn công của họ do Su-24 Nga đã vi phạm không phận 17 giây. Tuy nhiên, phía Nga ngay lập tức công bố loạt bằng chứng cho rằng máy bay Su-24 không hề vi phạm không phận.Một câu hỏi đặt ra là, nếu phát hiện mối nguy hiểm mà cụ thể là bị tiêm kích đối phương “khóa”, liệu máy bay ném bom Su-24 có khả năng đối phó đánh trả. Bởi như ta đã biết, Su-24 là một loại máy bay ném bom chiến thuật, được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, mặt biển với các vũ khí dẫn đường chính xác cao hoặc vũ khí không điều khiển.Theo tài liệu của nhà sản xuất, máy bay ném bom Su-24 cũng có khả năng không chiến nhưng là hạn chế hơn nhiều so với các máy bay tiêm kích đa năng hay tiêm kích đánh chặn tốc độ cao.Cụ thể, máy bay Su-24 có khả năng mang ít nhất hai tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc R-73. Hiện tại thì hầu hết các máy bay Su-24M, Su-24M2 của Nga đều dùng R-73.Tên lửa không đối không R-73 trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ mới có khả năng đối phó với biện pháp đối phó bằng mỗi bẫy nhiệt, tấn công mục tiêu ở mọi hướng. Tầm bắn tên lửa đạt 20-30km tùy biến thể, tốc độ bay Mach 2,5. Tính năng kỹ chiến thuật của R-73 nhìn chung là thừa sức bắn hạ F-16.Dẫu vậy, Su-24 lại thiếu một hệ thống radar chuyên tác chiến đường không. Trong ảnh, radar Orion chuyên dùng để định vị, ngắm mục tiêu cho tổ hợp vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.Chính vì thế, máy bay Su-24 chỉ có khả năng không chiến tầm ngắn, trong tầm nhìn. Đó là một trong những hạn chế khiến Su-24 chịu lép vế hoàn toàn trước tiêm kích đánh chặn nhanh nhẹn, trang bị radar tầm xa cùng tên lửa dẫn đường bằng radar.Chưa hết, kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng khiến Su-24 “mất điểm”. Máy bay Su-24 được trang bị thiết kế cánh cụp cánh xòe đặc biệt đem lại khả năng cất cánh đường băng ngắn tuyệt vời, cho phép hạ cách ở tốc độ thấp 230km/h. Đó là lợi thế rất lớn đối với máy bay cường kích, trọng lượng lớn.Tuy nhiên, cấu cánh cụp cánh xòe khiến Su-24 rất khó thực hiện các thao tác bay phức tạp - điều kiện sống còn trong không chiến tầm ngắn.Không chỉ thiếu khả năng cơ động cao, do trọng lượng lớn (trọng lượng cất cánh tối đa 43 tấn) trong khi sử dụng động cơ phản lực kiểu cũ AL-21F khiến tốc độ của Su-24 chỉ đạt 1.654km/h, chậm hơn so với nhiều loại tiêm kích.Chính vì thế, máy bay ném bom Su-24 chỉ được coi là “tay nghiệp dư” trong không chiến đối đầu tiêm kích địch. Với khả năng mang tên lửa không đối không, sẽ cần thêm yếu tố may mắn hoặc là nắm trong tay nhiều ưu thế mới giúp Su-24 giành chiến thắng trong không chiến.
Hôm 24/11, thế giới tiếp tục nhận thông tin chấn động, máy bay Su-24 Nga bị bắn rơi bởi tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ sau đó tuyên bố rằng, hành động tấn công của họ do Su-24 Nga đã vi phạm không phận 17 giây. Tuy nhiên, phía Nga ngay lập tức công bố loạt bằng chứng cho rằng máy bay Su-24 không hề vi phạm không phận.
Một câu hỏi đặt ra là, nếu phát hiện mối nguy hiểm mà cụ thể là bị tiêm kích đối phương “khóa”, liệu máy bay ném bom Su-24 có khả năng đối phó đánh trả. Bởi như ta đã biết, Su-24 là một loại máy bay ném bom chiến thuật, được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, mặt biển với các vũ khí dẫn đường chính xác cao hoặc vũ khí không điều khiển.
Theo tài liệu của nhà sản xuất, máy bay ném bom Su-24 cũng có khả năng không chiến nhưng là hạn chế hơn nhiều so với các máy bay tiêm kích đa năng hay tiêm kích đánh chặn tốc độ cao.
Cụ thể, máy bay Su-24 có khả năng mang ít nhất hai tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc R-73. Hiện tại thì hầu hết các máy bay Su-24M, Su-24M2 của Nga đều dùng R-73.
Tên lửa không đối không R-73 trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ mới có khả năng đối phó với biện pháp đối phó bằng mỗi bẫy nhiệt, tấn công mục tiêu ở mọi hướng. Tầm bắn tên lửa đạt 20-30km tùy biến thể, tốc độ bay Mach 2,5. Tính năng kỹ chiến thuật của R-73 nhìn chung là thừa sức bắn hạ F-16.
Dẫu vậy, Su-24 lại thiếu một hệ thống radar chuyên tác chiến đường không. Trong ảnh, radar Orion chuyên dùng để định vị, ngắm mục tiêu cho tổ hợp vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.
Chính vì thế, máy bay Su-24 chỉ có khả năng không chiến tầm ngắn, trong tầm nhìn. Đó là một trong những hạn chế khiến Su-24 chịu lép vế hoàn toàn trước tiêm kích đánh chặn nhanh nhẹn, trang bị radar tầm xa cùng tên lửa dẫn đường bằng radar.
Chưa hết, kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng khiến Su-24 “mất điểm”. Máy bay Su-24 được trang bị thiết kế cánh cụp cánh xòe đặc biệt đem lại khả năng cất cánh đường băng ngắn tuyệt vời, cho phép hạ cách ở tốc độ thấp 230km/h. Đó là lợi thế rất lớn đối với máy bay cường kích, trọng lượng lớn.
Tuy nhiên, cấu cánh cụp cánh xòe khiến Su-24 rất khó thực hiện các thao tác bay phức tạp - điều kiện sống còn trong không chiến tầm ngắn.
Không chỉ thiếu khả năng cơ động cao, do trọng lượng lớn (trọng lượng cất cánh tối đa 43 tấn) trong khi sử dụng động cơ phản lực kiểu cũ AL-21F khiến tốc độ của Su-24 chỉ đạt 1.654km/h, chậm hơn so với nhiều loại tiêm kích.
Chính vì thế, máy bay ném bom Su-24 chỉ được coi là “tay nghiệp dư” trong không chiến đối đầu tiêm kích địch. Với khả năng mang tên lửa không đối không, sẽ cần thêm yếu tố may mắn hoặc là nắm trong tay nhiều ưu thế mới giúp Su-24 giành chiến thắng trong không chiến.