Nhìn vào riêng lực lượng Không quân Anh, trong 7.374 máy bay Lancasters được chế tạo trong trong Thế chiến II thì 3.349 chiếc đã bị hạ và mỗi lần bị hạ trung bình chỉ 1 trong 5 thành viên phi hành đoàn thoát chết. Với các máy bay B-17, tình hình có khá hơn với 3 trên 5 phi công có thể thoát. Ảnh: Một chiếc B-17 bị trúng đạn bốc cháy. Các ảnh trong bài của trang Warhistoryonline.Một chiếc Douglas A-20J-10-DO thuộc Liên đoàn 409 hoặc 416 sau khi bị trúng pháo phòng không trên bầu trời nước Đức. Nó đã bốc cháy và rơi cách mục tiêu 1 dặm về phía Tây. Hai chiếc dù được nhìn thấy bung ra trong khi phi hành đoàn có 4 người.Bất kể thế nào đi nữa thì sự dũng cảm của các phi công là tuyệt vời. Mỗi phi vụ đi ném bom là một lần đặt cược mạng sống của mình. Trong ảnh là chiếc B-24H thuộc nhóm ném bom BG 493 bị trúng pháo phòng không trên bầu trời Quakenbrück ngày 29/6/1944. Một phi công nhảy dù an toàn nhưng bị tiêu diệt khi tiếp đất.Một chiếc B-26G của Không quân Mỹ thuộc phi đội ném bom 497, Liên đoàn ném bom 344 bị bốc cháy sau khi trúng đạn pháo phòng không của đối phương vào ngay động cơ bên trái trong khi đang tấn công vào đường liên lạc giữa mặt trận Erkelenz ở Đức.Chiếc B-24L của Không quân Mỹ thuộc phi đội ném bom 779, Liên đoàn 464 bị pháo phòng không Flak bắn hạ trong một cuộc tấn công vào lực lượng mặt đất gần Lugo, Emilia Romagna nước Italia ngày 10/4/1945.Boeing B-17G thuộc Phi đội 323, Liên đoàn đánh bom 91 bay qua Kranenburg nước Đức đã bị pháo phòng không bắn rụng một bên cánh. Chỉ một phi công là Trung úy Robert E. Fuller và một thành viên phi hành đoàn sống sót.B-17 Fortress bị một phát đạn trực tiếp vào ngay mũi máy bay trong phi vụ đến Budapest ngày 14/7/1944. Hai phi công đã bị chết ngay tập tức nhưng các phi công còn lại đã cố gắng duy trì máy bay sống sót đủ lâu để họ không phải trở thành tù binh. Cuối cùng máy bay rơi gần Dunavecse, Hungary.Chiếc B-17 đang trôi dạt bên dưới một máy bay ném bom khác khi bay qua Berlin ngày 19/5/1944. Bất hạnh là chiếc máy bay này đã bị trúng một quả bom loại 500 kg từ trên cao rơi xuống làm nó mất luôn cánh đuôi bên trái. Do vậy máy bay mất kiểm soát và bị xoáy vòng tròn. Cả 11 thành viên phi hành sau đó đã thiệt mạng.Phi hành đoàn nhảy dù ra khỏi chiếc B-17 bị hỏng từ độ cao hơn 6.000m trên bầu trời Wiener Neustadt nước Áo ngày 10/5/1944. 8 thành viên phi hành trở thành tù binh chiến tranh và 2 phi công khác thiệt mạng. Hỏng hóc của nó là 2 động cơ bên phải đã ngừng hoạt động.Một chiếc Douglas A-20G-25 Havoc của Không quân Mỹ trong trình tự rơi sau khi trúng đạn trong cuộc tấn công vào Kokas, Papua New Guinea ngày 22/7/1944. 12 chiếc A-20 của Phi đội ném bom 387 đã tấn công sà lan và trạm thủy phi cơ Nhật tại Kokas. Các bức ảnh cho thấy máy bay trúng hỏa lực phòng không và rơi xuống vịnh rồi phát nổ khi ra tới biển.Một chiếc B-17 của Phi đội 836 bị chiếc Me262 của Đức bắn vào đuôi ngày 10/4/1945 khiến nó bị một lỗ chạy dọc từ đuôi lên cánh phải. Lửa bốc lên ở động cơ số 3 rồi ngọn lửa lan tới đuôi.Chiếc Handley Page Halifax B Mark II thuộc Phi đội 249 trong chuyến bay qua Mondevile nước Pháp sau khi bị rơi mất cánh đuôi bên phải vì một chiếc Halifax khác ở bên trên thả bom rơi trúng. Đây là một trong số 942 chiếc máy bay ném bom được phái đi ném bom các vị trí Đức để hỗ trợ cuộc tấn công ở khu vực Normandy sáng 18/7/1944. Phi hành đoàn đã cố giữ thăng bằng máy bay trước khi nó rơi vào khu vực mục tiêu.Chiếc B-24H Liberator của Phi đội ném bom số 783 thuộc Không quân Mỹ nổ trên không trung sau khi bị trúng hỏa lực phòng không của Đức năm 1944.B-24J Liberator của Phi đội ném bom 854 sau khi bị trúng đạn pháo phòng không và lao xuống đất trong khi bay thấp thả bom hỗ trợ cho sư đoàn không vận 82 và 101 gần Eindhoven, Hà Lan ngày 18/9/1944.
Nhìn vào riêng lực lượng Không quân Anh, trong 7.374 máy bay Lancasters được chế tạo trong trong Thế chiến II thì 3.349 chiếc đã bị hạ và mỗi lần bị hạ trung bình chỉ 1 trong 5 thành viên phi hành đoàn thoát chết. Với các máy bay B-17, tình hình có khá hơn với 3 trên 5 phi công có thể thoát. Ảnh: Một chiếc B-17 bị trúng đạn bốc cháy. Các ảnh trong bài của trang Warhistoryonline.
Một chiếc Douglas A-20J-10-DO thuộc Liên đoàn 409 hoặc 416 sau khi bị trúng pháo phòng không trên bầu trời nước Đức. Nó đã bốc cháy và rơi cách mục tiêu 1 dặm về phía Tây. Hai chiếc dù được nhìn thấy bung ra trong khi phi hành đoàn có 4 người.
Bất kể thế nào đi nữa thì sự dũng cảm của các phi công là tuyệt vời. Mỗi phi vụ đi ném bom là một lần đặt cược mạng sống của mình. Trong ảnh là chiếc B-24H thuộc nhóm ném bom BG 493 bị trúng pháo phòng không trên bầu trời Quakenbrück ngày 29/6/1944. Một phi công nhảy dù an toàn nhưng bị tiêu diệt khi tiếp đất.
Một chiếc B-26G của Không quân Mỹ thuộc phi đội ném bom 497, Liên đoàn ném bom 344 bị bốc cháy sau khi trúng đạn pháo phòng không của đối phương vào ngay động cơ bên trái trong khi đang tấn công vào đường liên lạc giữa mặt trận Erkelenz ở Đức.
Chiếc B-24L của Không quân Mỹ thuộc phi đội ném bom 779, Liên đoàn 464 bị pháo phòng không Flak bắn hạ trong một cuộc tấn công vào lực lượng mặt đất gần Lugo, Emilia Romagna nước Italia ngày 10/4/1945.
Boeing B-17G thuộc Phi đội 323, Liên đoàn đánh bom 91 bay qua Kranenburg nước Đức đã bị pháo phòng không bắn rụng một bên cánh. Chỉ một phi công là Trung úy Robert E. Fuller và một thành viên phi hành đoàn sống sót.
B-17 Fortress bị một phát đạn trực tiếp vào ngay mũi máy bay trong phi vụ đến Budapest ngày 14/7/1944. Hai phi công đã bị chết ngay tập tức nhưng các phi công còn lại đã cố gắng duy trì máy bay sống sót đủ lâu để họ không phải trở thành tù binh. Cuối cùng máy bay rơi gần Dunavecse, Hungary.
Chiếc B-17 đang trôi dạt bên dưới một máy bay ném bom khác khi bay qua Berlin ngày 19/5/1944. Bất hạnh là chiếc máy bay này đã bị trúng một quả bom loại 500 kg từ trên cao rơi xuống làm nó mất luôn cánh đuôi bên trái. Do vậy máy bay mất kiểm soát và bị xoáy vòng tròn. Cả 11 thành viên phi hành sau đó đã thiệt mạng.
Phi hành đoàn nhảy dù ra khỏi chiếc B-17 bị hỏng từ độ cao hơn 6.000m trên bầu trời Wiener Neustadt nước Áo ngày 10/5/1944. 8 thành viên phi hành trở thành tù binh chiến tranh và 2 phi công khác thiệt mạng. Hỏng hóc của nó là 2 động cơ bên phải đã ngừng hoạt động.
Một chiếc Douglas A-20G-25 Havoc của Không quân Mỹ trong trình tự rơi sau khi trúng đạn trong cuộc tấn công vào Kokas, Papua New Guinea ngày 22/7/1944. 12 chiếc A-20 của Phi đội ném bom 387 đã tấn công sà lan và trạm thủy phi cơ Nhật tại Kokas. Các bức ảnh cho thấy máy bay trúng hỏa lực phòng không và rơi xuống vịnh rồi phát nổ khi ra tới biển.
Một chiếc B-17 của Phi đội 836 bị chiếc Me262 của Đức bắn vào đuôi ngày 10/4/1945 khiến nó bị một lỗ chạy dọc từ đuôi lên cánh phải. Lửa bốc lên ở động cơ số 3 rồi ngọn lửa lan tới đuôi.
Chiếc Handley Page Halifax B Mark II thuộc Phi đội 249 trong chuyến bay qua Mondevile nước Pháp sau khi bị rơi mất cánh đuôi bên phải vì một chiếc Halifax khác ở bên trên thả bom rơi trúng. Đây là một trong số 942 chiếc máy bay ném bom được phái đi ném bom các vị trí Đức để hỗ trợ cuộc tấn công ở khu vực Normandy sáng 18/7/1944. Phi hành đoàn đã cố giữ thăng bằng máy bay trước khi nó rơi vào khu vực mục tiêu.
Chiếc B-24H Liberator của Phi đội ném bom số 783 thuộc Không quân Mỹ nổ trên không trung sau khi bị trúng hỏa lực phòng không của Đức năm 1944.
B-24J Liberator của Phi đội ném bom 854 sau khi bị trúng đạn pháo phòng không và lao xuống đất trong khi bay thấp thả bom hỗ trợ cho sư đoàn không vận 82 và 101 gần Eindhoven, Hà Lan ngày 18/9/1944.