Đây là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường khả năng tấn công chiến lược của mình đối phó với Mỹ.
Cuộc thử nghiệm loại tên lửa được định danh tạm là DF-31B được thực hiện vào hôm 25/9 từ thao trường ở miền trung Trung Quốc. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc từ chối cung cấp chi tiết vụ thử.
"Chúng tôi đang theo tiếp tục theo dõi quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả các vụ thử tên lửa", phát ngôn viên Cynthia O. Smith nói với WFB.
Không có thông tin chi tiết về vụ thử, nhưng các thử nghiệm được cho là thực hiện từ thao trường Wuzhai.
|
Ảnh minh họa.
|
Các nhà phân tích quân sự phi chính phủ cho biết, tên lửa mới có khả năng tăng tầm bắn và cải thiện hiệu suất, và cũng có thể là mang được nhiều đầu đạn hạt nhân.
Một trang mạng của những người yêu thích Quân đội Trung Quốc cho rằng, đây là biến thể tên lửa cơ động DF-31B được thiết kế đặc biệt để có thể hành quân trên địa hình ghồ ghế, đường xá đi lại khó khăn.
Tên lửa đạn đạo cơ động được coi là mối đe dọa chiến lược lớn hơn các loại tên lửa ở hầm phóng cố định vì rất khó theo dõi vị trí của nó trong cuộc xung đột. Các tên lửa có thể được giấu trong gara hoặc hang động để tránh bị phát hiện bởi vệ tinh hay các cảm biến trinh sát khác.
Trung Quốc đã thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông nhà nước rằng, lực lượng
hạt nhân nước này đang được phát triển để đối phó với Mỹ. Tờ Hoàn Cầu từng đưa tin, một cuộc tấn công tên lửa từ tàu ngầm vào Mỹ có thể khiến 5-12 triệu người Mỹ thiệt mạng.
|
Tên lửa đạn đạo DF-31 trong một cuộc duyệt binh.
|
DF-31B là sự bổ sung mới nhất cho kho kho vũ khí tên lửa hạt nhân phát triển nhanh chóng của Trung Quốc bao gồm tên lửa đặt dưới hầm phóng cố định và tên lửa cơ động. Chúng bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, DF-31A, DF-41, tầm trung DF-26, DF-21 (được phát triển thêm biến thể chống tàu sân bay). Một biến thể khác của DF-21 được sử dụng như hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc.
Rick Fisher - nhà phân tích giam sát chặt chẽ Quân đội Trung Quốc cho biết, việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-31 biến thể mới gây nên sự lo lắng cho các quan chức an ninh Mỹ.
"Sự xuất hiện của biến thể thứ 3 tên lửa đạn đạo DF-31 đặt ra câu hỏi liệu có biến thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân", ông Fisher nói với Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Quốc tế.
Fisher cho biết, DF-31B cũng có thể là tên lửa đặt trong hầm phóng hoặt một thiết kế đặc biệt cho cái gọi là "Vạn lý trường thành dưới lòng đất" - mạng lưới đường hầm và cơ sở hạt nhân dưới lòng đất dài 3.000 dặm được tiết lộ lần đầu cách đây vài năm.
"Sự xuất hiện của tên lửa liên lục địa DF-41 với khả năng mang nhiều đầu đạn chỉ ra rằng biến thể mới nhất của DF-31 cũng có thể được trang bị như vậy. Nếu đây là sự thật thì nó sẽ thúc đẩy sự gia tăng đầu đạn của Trung Quốc", Fisher nói.
|
Xe phóng và ống phóng chứa tên lửa DF-41.
|
Các cuộc thử nghiệm biến thể DF-31 thứ 3, cùng với chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân Moscow "đặt áp lực lớn hơn với Washington để tiến hành chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Mỹ", Fisher nói.
Mark Stokes - chuyên gia về lực lượng chiến lược Trung Quốc cho biết, biến thể tên lửa đạn đạo mới có thể là vũ khí cải tiến kĩ thuật.
Báo cáo hàng năm mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự Trung Quốc cho biết: "Quân đoàn pháo binh số 2 đang tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình bằng cách tăng cường tên lửa liên lục địa đặt trong hầm phóng cố định và thêm các hệ thống cơ động có độ sống sót tốt hơn".
"Trong những năm gần đây, tên lửa đạn đạo liên lục địa dùng động cơ nhiên liệu rắn đặt trên bệ phóng tự hành DF-31A đã đưa vào phục vụ", báo cáo viết, "Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động mới được biết tới với cái tên DF-41, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV)".