Danh hiệu tên lửa đạn đạo đạt tầm bắn xa nhất thế giới thuộc về nước Nga với thiết kế R-36M (NATO định danh là SS-18 Satan) được chế tạo dưới thời Liên Xô, triển khai năm 1975. R-36M cũng đoạt luôn danh hiệu tên lửa đạn đạo nặng nhất thế giới với trọng lượng 209 tấn, dài hơn 32m, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho phép đạt tầm bắn xa nhất thế giới – 16.000km, tốc độ bay 7,9km/s, mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập loại 550 kiloton tới 750 kiloton. Tên lửa được phóng từ các giếng phóng trên mặt đất.
Xếp thứ 2 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 5A hoặc gọi là DF-5A (NATO định danh CSS-4) do Trung Quốc chế tạo. DF-5A nặng tới 183 tấn, dài 32,6m, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho phép đạt tầm bắn 13.000km, lắp 6 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập. Hệ dẫn đường dùng hệ dẫn quán tính và máy tính trong thân tên lửa cho độ chính xác nghèo nàn, hơn 1.000m. Tuy nhiên, với 6 đầu đạn hạt nhân thì lệch hơn 1.000m không có nghĩa lý gì.
Xếp thứ 3 tiếp tục là đại diện nước Nga – tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm R-29RMU Sineva hay gọi là RSM-54 (NATO định danh là SS-N-23 Skiff) được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM (trong ảnh). R-29RMU nặng khoảng 40,3 tấn, dài 14,8m, kết cấu 3 tầng động cơ nhiên liệu lỏng đạt tầm bắn xa 11.547km, mang 4-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập 100 kiloton. Loại tên lửa này đưa vào phục vụ năm 2007 và mong đợi sẽ hoạt động tới năm 2030.
Tới vị trí thứ 4 mới xuất hiện đại diện từ nước Mỹ - tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm UGM-133 Trident D5 trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio. Trident D5 nặng tới 59 tấn, dài 13m, kết cấu với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 11.300km, mang 8 đầu đạn hạt nhân loại W88 hoặc W76, tốc độ tiếp cận mục tiêu đạt 21.000km/h.
Tiếp theo lại là đại diện từ Trung Quốc – tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31A hoặc gọi là DF-31A (NATO định danh CSS-10). DF-31A nặng 42 tấn, dài 13m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 11.200km, mang một đầu đạt hạt nhân đơn khối 1.000 kiloton hoặc 3 đầu đạn cỡ 20, 90 hoặc 150 kiloton. Trong ảnh là xe bệ phóng chở đạn tên lửa DF-31A.
Thứ 6 lại là đại diện của nước Nga – tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2UTTkh Topol-M (NATO định danh là SS-X-27 Sickle) nặng 47,1 tấn, dài khoảng 22m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 11.000km, mang đầu đạn đơn khối loại 550kiloton hoặc 6 đầu đạn hạt nhân, tốc độ hành trình đạt 7.320m/s.
Đứng thứ 7 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III (hoặc gọi là LGM-30G) của Quân đội Mỹ. Minuteman III nặng 35,3 tấn, dài 18,2m, kết cấu với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 10.000km, tốc độ hành trình 24.140km/h, mang đầu đạn hạt nhân W62, W78 hoặc W87.
Tới vị trí thứ 8 mới có sự xuất hiện của đại diện Tây Âu – tên lửa đạn đạo liên lục địa M51 trang bị trên các tàu ngầm chiến lược lớp Triomphant của Hải quân Pháp, triển khai từ năm 2010. M51 nặng 52 tấn, dài 12m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 10.000km, tốc độ hành trình Mach 25, mang 6-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập cỡ 100 kiloton.
Tiếp theo là tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100N (NATO định danh SS-19 Stiletto) cũng của nước Nga. UR-100N nặng 105,6 tấn, dài 27m, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho tầm bắn 10.000km, mang 6 đầu đạn hạt nhân cỡ 550 kiloton.
Cuối cùng vẫn là đại diện của nước Nga – tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới nhất RSM-56 Bulava (NATO định danh là SS-NX-32) trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955 Borey của Hải quân Nga. Bulava nặng 36,8 tấn, dài 11,5m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 10.000km, mang 6-10 đầu đạn hạt nhân cỡ 150 kiloton/chiếc.
Danh hiệu tên lửa đạn đạo đạt tầm bắn xa nhất thế giới thuộc về nước Nga với thiết kế R-36M (NATO định danh là SS-18 Satan) được chế tạo dưới thời Liên Xô, triển khai năm 1975. R-36M cũng đoạt luôn danh hiệu tên lửa đạn đạo nặng nhất thế giới với trọng lượng 209 tấn, dài hơn 32m, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho phép đạt tầm bắn xa nhất thế giới – 16.000km, tốc độ bay 7,9km/s, mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập loại 550 kiloton tới 750 kiloton. Tên lửa được phóng từ các giếng phóng trên mặt đất.
Xếp thứ 2 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 5A hoặc gọi là DF-5A (NATO định danh CSS-4) do Trung Quốc chế tạo. DF-5A nặng tới 183 tấn, dài 32,6m, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho phép đạt tầm bắn 13.000km, lắp 6 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập. Hệ dẫn đường dùng hệ dẫn quán tính và máy tính trong thân tên lửa cho độ chính xác nghèo nàn, hơn 1.000m. Tuy nhiên, với 6 đầu đạn hạt nhân thì lệch hơn 1.000m không có nghĩa lý gì.
Xếp thứ 3 tiếp tục là đại diện nước Nga – tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm R-29RMU Sineva hay gọi là RSM-54 (NATO định danh là SS-N-23 Skiff) được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM (trong ảnh). R-29RMU nặng khoảng 40,3 tấn, dài 14,8m, kết cấu 3 tầng động cơ nhiên liệu lỏng đạt tầm bắn xa 11.547km, mang 4-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập 100 kiloton. Loại tên lửa này đưa vào phục vụ năm 2007 và mong đợi sẽ hoạt động tới năm 2030.
Tới vị trí thứ 4 mới xuất hiện đại diện từ nước Mỹ - tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm UGM-133 Trident D5 trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio. Trident D5 nặng tới 59 tấn, dài 13m, kết cấu với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 11.300km, mang 8 đầu đạn hạt nhân loại W88 hoặc W76, tốc độ tiếp cận mục tiêu đạt 21.000km/h.
Tiếp theo lại là đại diện từ Trung Quốc – tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31A hoặc gọi là DF-31A (NATO định danh CSS-10). DF-31A nặng 42 tấn, dài 13m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 11.200km, mang một đầu đạt hạt nhân đơn khối 1.000 kiloton hoặc 3 đầu đạn cỡ 20, 90 hoặc 150 kiloton. Trong ảnh là xe bệ phóng chở đạn tên lửa DF-31A.
Thứ 6 lại là đại diện của nước Nga – tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2UTTkh Topol-M (NATO định danh là SS-X-27 Sickle) nặng 47,1 tấn, dài khoảng 22m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 11.000km, mang đầu đạn đơn khối loại 550kiloton hoặc 6 đầu đạn hạt nhân, tốc độ hành trình đạt 7.320m/s.
Đứng thứ 7 là tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III (hoặc gọi là LGM-30G) của Quân đội Mỹ. Minuteman III nặng 35,3 tấn, dài 18,2m, kết cấu với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 10.000km, tốc độ hành trình 24.140km/h, mang đầu đạn hạt nhân W62, W78 hoặc W87.
Tới vị trí thứ 8 mới có sự xuất hiện của đại diện Tây Âu – tên lửa đạn đạo liên lục địa M51 trang bị trên các tàu ngầm chiến lược lớp Triomphant của Hải quân Pháp, triển khai từ năm 2010. M51 nặng 52 tấn, dài 12m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 10.000km, tốc độ hành trình Mach 25, mang 6-10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập cỡ 100 kiloton.
Tiếp theo là tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100N (NATO định danh SS-19 Stiletto) cũng của nước Nga. UR-100N nặng 105,6 tấn, dài 27m, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho tầm bắn 10.000km, mang 6 đầu đạn hạt nhân cỡ 550 kiloton.
Cuối cùng vẫn là đại diện của nước Nga – tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới nhất RSM-56 Bulava (NATO định danh là SS-NX-32) trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955 Borey của Hải quân Nga. Bulava nặng 36,8 tấn, dài 11,5m, kết cấu 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 10.000km, mang 6-10 đầu đạn hạt nhân cỡ 150 kiloton/chiếc.