Tên lửa đạn đạo: Ván bài lớn của Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công mọi địa điểm trên lãnh thổ nước Mỹ.


Việc tên lửa có thể mang theo các đầu đạn hạt nhân phân tách độc lập (MIRV) có thể làm thay đổi toàn bộ cán cân cân bằng sức mạnh giữa hai siêu cường và làm cho cả Lầu Năm Góc và điện Kremlin đều cảm thấy sợ hãi về sức mạnh của nhau.

Khi Trung Quốc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của họ cách đây vài ngày, Trung Quốc đã khẳng định rằng giờ đây, họ đã chứng minh được khả năng hạt nhân của mình để có thể tấn công bất kỳ thành phố nào ở Mỹ với độ chính xác cao mà cách đây từ nhiều thập kỷ, người Mỹ đã rất lo lắng về nó.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-31A được cho là có khả năng mang 3 đầu đạn hạt nhân/mỗi tên lửa và có tầm bắn vào khoảng 7.000 dặm (11.265 km), tầm xa này cho phép nó có thể với tới bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ. Trong khi khả năng này không còn là mới, tên lửa CCS-4 của Trung Quốc cũng có khả năng tốt, tên lửa này yêu cầu một bệ phóng cố định nhưng chỉ mang được một đầu đạn hạt nhân.

 Mô tả các giai đoạn phân tách của đầu đạn tên lửa DF-31A.

DF-31A là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng cơ động, tên lửa có thể được phóng từ một xe bánh xích, xe lửa hoặc xe tải. Trung Quốc đã có hơn 3.000 dặm đường hầm dưới đất và các boongke quân sự được gia cố chắc chắn - nơi có thể dùng cất giữ vũ khí có khả năng cơ động cao.

Từ trước tới nay, Trung Quốc vẫn thường giữ bí mật tuyệt đối về kho vũ khí hạt nhân của họ, tuy nhiên, dường như họ đã muốn chứng minh sức mạnh của mình với thế giới bằng việc công bố phóng thử nghiệm thành công tên lửa DF-31 trên trang web quân sự.

Chuyên gia quân sự Bill Gertz của tờ The Washington Free Beacon xác nhận rằng, những thông tin loan báo trên mạng quân sự Trung Quốc, báo cáo tình báo Mỹ, các cảm biến trong không gian, trên không đã xác nhận được vụ phóng tên lửa ở Trung tâm Không gian Wuzhai, thuộc miền Tây Trung Quốc khi nó xảy ra.

Theo thống kê của Mỹ, vụ phóng DF-31A vừa qua là lần thứ hai kể từ tháng 8/2012 và nhấn mạnh kế hoạch xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc, một chương trình hiện đại hóa qui mô lớn được thực hiện chủ yếu trong bí mật. Vụ thử tên lửa DF-31A gần đây nhất diễn ra vào ngày cuối cùng của cuộc tập trận quân sự hỗ trợ các hoạt động cứu hộ thiên tai Mỹ - Trung ở Thành Đô.

 Tầm hoạt động của DF-31A với tới mọi địa điểm của nước Mỹ.

Trung Quốc hiểu rằng sử dụng các cuộc thử nghiệm tên lửa để gửi một tín hiệu chính trị, như năm 1996, khi họ thử nghiệm 2 tên lửa đúng dịp diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan. Các nhà phân tích  nói rằng, việc thử nghiệm DF-31A có khả năng nhằm củng cố lập trường cứng rắn của quân đội Trung Quốc đối với Mỹ và đặc biệt là quân đội Mỹ - lực lượng mà Bắc Kinh luôn coi là đối thủ chính của họ.

Rirchard Fisher, một chuyên gia quân sự, chuyên về quân đội Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có thể xây dựng hướng tới một chiến lược "chống tấn công" mà sẽ đòi hỏi việc xây dựng bí mật thêm rất nhiều các tên lửa và đầu đạn hơn so với số lượng ICBM được tình báo Mỹ công bố.

Một khả năng chống tấn công là một trong những kịch bản tiềm năng Trung Quốc có thể lập kế hoạch, nhưng những gì chưa dứt khoát mà cả Mỹ và Liên Xô về MIRV khi chúng họ tiến tới vòng đầu tiên là "tăng cường khả năng tấn công trước".

Về cơ bản, việc có nhiều đầu đạn phân tách độc lập trong mỗi tên lửa sẽ tăng cường khả năng đáng kế cơ hội để Trung Quốc có thể tấn công được Mỹ từ nhiều địa điểm. Người ta tin tưởng rằng mức độ tin cậy như vậy sẽ hạn chế nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Nhưng với những diễn biến đang xảy ra hiện nay trên thế giới ở một tốc độ mà các chiến binh trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh không thể tưởng tượng được, rất dễ để bỏ sót một vụ thử tên lửa. Đó là lý do tại sao quan trọng phải nhớ rằng những tên lửa như vậy có thể đẩy cuộc chạy đua vũ trang tới cao trào trước khi bức màn sắt sụp đổ trong những năm đầu 90 và mở ra một giai đoạn mới. Nếu Trung Quốc chia sẻ công nghệ MIRV với Iran, Pakistan, Syria và Triều Tiên như đã từng chia sẻ công nghệ và vật liệu hạt nhân, tên lửa trong quá khứ, chắc chắn, sẽ có nhiều mối đe dọa mới trên toàn cầu và người ta cần phải quan tâm nhiều hơn.

Nguyễn Yến

Bình luận(0)