Sơ cứu khi bị ngộ độc rượu ngày Tết

Google News

(Kiến Thức) - Ngày Tết, việc uống rượu quá nhiều hay uống phải những loại rượu kém chất lượng là nguyên nhân chính gây nên những vụ ngộ độc rượu nguy hiểm.

Rượu uống hay rượu thực phẩm và các đồ uống có cồn khác là ethanol được sản xuất ra bằng cách lên men. Uống nhiều rượu thực phẩm gây ngộ độc cấp tính, nói nôm na chính là tình trạng say rượu.

Theo 
ThS – BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, người bị ngộ độc rượu cấp tính nhẹ thường có các biểu hiện như: nói nhiều, mất kiểm soát hành vi, lời nói, mấy thăng bằng, mất khả năng phán xét, nôn, viêm dạ dày. Người uống rượu không thực hiện được các hành vi tinh vi như viết, điều khiển máy móc, điều khiển phương tiện giao thông.

Đối với trường hợp bị ngộ độc cấp tính nặng thường có biểu hiện như hôn mê, thở yếu, ngừng thở, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, tử vong hoặc di chứng tổn thương não lâu dài. 

 Một trường hợp bị ngộ độc rượu đang được cấp cứu.

Những trường hợp uống nhiều rượu có các biểu hiện ngộ độc rượu nói trên cần bổ sung thêm chất đường và tinh bột nếu người bệnh còn tỉnh và có khả năng ăn uống được. Nếu người có thể ngủ được, khi nằm nên nghiêng cả người về phía bên phải, đầu và vai cao hơn thân người để có thể thở được dễ dàng. Giữ ấm cơ thể, theo dõi người bệnh đảm bảo thở đều, thở êm, da mặt hồng hào, gọi hỏi biết.

Khi thấy người ngộ độc rượu có biểu hiện gọi hỏi không biết, co giật, thở khò khè, nôn nhiều cần cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên. Nếu thấy người bệnh thở yếu, thở chậm, tím tái cần hà hơi thổi ngạt hoặc cấp cứu theo điều kiện tại chỗ.

Với những trường hợp ngộ độc rượu có các biểu hiện nặng như nôn nhiều, hôn mê lâu không tỉnh, nhìn mờ, tiểu tiện ít, hoặc có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ có chấn thương cần gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. 

Người nhà bệnh nhân cần cung cấp các thông tin cần thiết cho bác sỹ như: loại rượu đã uống, tốt nhất cần có tên thương mại, nhãn mác, ngồn gốc, nồng độ cồn, số lượng bệnh nhân đã uống. Hay trong khi uống rượu bệnh nhân có ăn không. Tình trạng sử dụng rượu của bệnh nhân trước đây như có thường xuyên uống rượu, có nghiện rượu không. Biểu hiện của bệnh nhân sau uống rượu, có bị ngã hay chấn thương không… Từ đó, bác sỹ có căn cứ khám bệnh và điều trị hiệu quả. 

ThS – BS Nguyễn Trung Nguyên, cũng khuyến cáo: “Những người thường xuyên uống rượu không nên uống quá 20g/ngày với nam giới và 10g/ngày với nữ giới. Ăn đầy đủ trước, trong và ngay sau khi uống rượu. Đồng thời, giữ ấm, tránh lạnh nếu trời lạnh, không nên tắm sau khi uống rượu vì có thể gây cảm lạnh, đột tử. 

Đặc biệt, người sử dụng rượu cần chọn những sản phẩm an toàn như có nhãn mác, nguồn gốc ghi địa chỉ rõ ràng và mua ở những nơi đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe đón Tết an toàn”.

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU


Phạm Thùy

Bình luận(0)