Khi nhắc đến những bệnh lây nhiễm từ chó mèo, bệnh ecpet mảng tròn được nhắc đến đầu tiên vì đây là bệnh rất dễ lây. Các bào tử ecpet có thể sống hàng tháng trời mà không cần vật chủ. Triệu chứng ở động vật là tổn thương ở da, rụng lông kèm theo những vết đỏ. Triệu chứng ở người là những vệt đỏ tròn trên da. Để tránh bệnh này cần giặt chăn chiếu bằng nước nóng từ 1-2 lần trong tuần đồng thời tránh không nằm chung chăn chiếu với người nuôi khác. Giun đũa là một trong những ký sinh ruột phổ biến nhất ở mèo. Điều tệ hại nhất là khi người bị nhiễm giun đũa mà không biết là có thể bị mù mắt. Ở mèo, triệu chứng bị nhiễm giun đũa là tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, ho, phân có giun. Ở người là các triệu chứng ho, thở gấp, đau bụng và phân có lẫn máu. Những gia đình có nuôi mèo cần thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với mèo. Ngoài ra nếu ăn các thực phẩm cay và đắng như nghệ, ớt, gừng, ô liu và tỏi cũng làm giảm nguy cơ bị nhiễm giun. Giun móc có trong đường ruột của chó. Chó khi bị nhiễm giun đũa dễ mất máu và chết, nhất là chó con. Trứng giun có trong phân chó có thể dính vào da người. Chó bị nhiễm giun móc thường bị tiêu chảy và sụt cân. Ở người thường chỉ thấy ngứa, ho, thở khò khè, đau dạ dày, thiếu máu hoặc mất cảm giác thèm ăn. Giardia là một ký sinh trùng lây nhiễm trong ruột của người và súc vật, thường là chó. Loại ký sinh trùng này sống trong nước. Triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm giardia là tiêu chảy. Để phòng ngừa, cần hcho chó uống nước sạch và cẩn trọng với phân chó. Không gì đáng yêu hơn những động vật non mới sinh nhưng khuẩn Campylobacter dễ lây truyền qua mèo con, chó con, ngựa non, thỏ non, chim non...Loại khuẩn này thường gây ra tiêu chảy. Người bị nhiễm khuẩn Campylobacter chỉ cần uống đủ nước là có thể tự hồi phục nhưng nếu thấy chó, mèo con bị tiêu chẩy, cần tránh ôm hôn chúng, kể cả khi chó mèo đã bình phục vẫn cần rửa tay sau khi tiếp xúc với chó mèo. Từ 77-90% rùa cảnh đều có khuẩn salmonella, gà con cũng vậy. Triệu chứng ở động vật thường không nhận thấy nhưng triệu chứng ở người là đau bất thường, sốt, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt nhưng phần lớn sẽ tự khỏi. Nếu nhà có nuôi rùa hoặc gà, cần rửa tay sau khi tiếp xúc và tuyệt đối không được để rùa trong chậu rửa bát hay bồn tắm. Trẻ em dễ mắc sán dây hơn người lớn vì hay cho tay vào miệng. Động vật bị nhiễm sán dây thường lê ngược mông trên sàn, phân hay có những hạt như hạt gạo nên phân người bị nhiễm sán dây cũng bị như vậy. Bệnh sán dây tuy khó chịu nhưng dễ chữa, chỉ cần uống thuốc tẩy giun. Bệnh do mèo cào: Vi khuẩn bartonella có trong móng vuốt của mèo có thể dễ dàng nhiễm sang người qua các vết cài hoặc cắn. Sau khi bị nhiễm khuẩn từ mèo, trên da người xuất hiện những vết sưng đỏ, nổi mụn nước quanh chỗ bị cắn hoặc cào, sốt, đau đầu, đau khớp.... Bệnh thường tự hết hoặc có thể dùng kháng sinh nếu cần. Bạn có thể bị bệnh dịch hạch nếu trong nhà có vật nuôi hoặc có bọ chét. Tuy rất hiểm xảy ra nhưng cũng cần đề phòng khi thấy vật nuôi bị sốt, sưng và chân xuất hiện những nốt đau. Ở người nếu bỗng nhiên bị sốt, đau đầu, người yếu dần đi thì cần đi khám để kê thuốc kháng sinh. Bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma là một bệnh phổ biến lây từ mèo sang người vì mèo hay ăn thức ăn sống. Bệnh này nguy hiểm nhất nếu phụ nữ bị nhiễm trước hoặc trong những tháng đầu mang thai vì khuẩn này gây các bất thường về mắt ở thai nhi. Ở người hầu như không có triệu chứng gì, nếu có thì cũng chỉ là dấu hiệu gần giống như bị cúm hoặc nổi ban. Kể cả khi những triệu chứng này biến mất thì bệnh vẫn không khỏi hẳn. Bệnh này chỉ có thể phát hiện nếu xét nghiệm máu. Với các virus phòng dại sẵn có hiện nay thì bệnh dại đã được hạn chế tối đa.Nhưng một khi đã mắc bệnh dại thì động vật nuôi dễ chết, do vậy phòng ngừa vẫn là điều cần được ưu tiên hàng đầu. Triệu chứng bệnh dại ở động vật tương đối khác nhau như nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, thích trốn trong bóng tối, sùi bọt mép... Ở người các triệu chứng thường nhẹ hơn và gần giống với bệnh cúm. Nếu không may tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh dài cần đi khám ngay lập tức để xử lý kịp thời.
Khi nhắc đến những bệnh lây nhiễm từ chó mèo, bệnh ecpet mảng tròn được nhắc đến đầu tiên vì đây là bệnh rất dễ lây. Các bào tử ecpet có thể sống hàng tháng trời mà không cần vật chủ. Triệu chứng ở động vật là tổn thương ở da, rụng lông kèm theo những vết đỏ. Triệu chứng ở người là những vệt đỏ tròn trên da. Để tránh bệnh này cần giặt chăn chiếu bằng nước nóng từ 1-2 lần trong tuần đồng thời tránh không nằm chung chăn chiếu với người nuôi khác.
Giun đũa là một trong những ký sinh ruột phổ biến nhất ở mèo. Điều tệ hại nhất là khi người bị nhiễm giun đũa mà không biết là có thể bị mù mắt. Ở mèo, triệu chứng bị nhiễm giun đũa là tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, ho, phân có giun. Ở người là các triệu chứng ho, thở gấp, đau bụng và phân có lẫn máu. Những gia đình có nuôi mèo cần thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với mèo. Ngoài ra nếu ăn các thực phẩm cay và đắng như nghệ, ớt, gừng, ô liu và tỏi cũng làm giảm nguy cơ bị nhiễm giun.
Giun móc có trong đường ruột của chó. Chó khi bị nhiễm giun đũa dễ mất máu và chết, nhất là chó con. Trứng giun có trong phân chó có thể dính vào da người. Chó bị nhiễm giun móc thường bị tiêu chảy và sụt cân. Ở người thường chỉ thấy ngứa, ho, thở khò khè, đau dạ dày, thiếu máu hoặc mất cảm giác thèm ăn.
Giardia là một ký sinh trùng lây nhiễm trong ruột của người và súc vật, thường là chó. Loại ký sinh trùng này sống trong nước. Triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm giardia là tiêu chảy. Để phòng ngừa, cần hcho chó uống nước sạch và cẩn trọng với phân chó.
Không gì đáng yêu hơn những động vật non mới sinh nhưng khuẩn Campylobacter dễ lây truyền qua mèo con, chó con, ngựa non, thỏ non, chim non...Loại khuẩn này thường gây ra tiêu chảy. Người bị nhiễm khuẩn Campylobacter chỉ cần uống đủ nước là có thể tự hồi phục nhưng nếu thấy chó, mèo con bị tiêu chẩy, cần tránh ôm hôn chúng, kể cả khi chó mèo đã bình phục vẫn cần rửa tay sau khi tiếp xúc với chó mèo.
Từ 77-90% rùa cảnh đều có khuẩn salmonella, gà con cũng vậy. Triệu chứng ở động vật thường không nhận thấy nhưng triệu chứng ở người là đau bất thường, sốt, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt nhưng phần lớn sẽ tự khỏi. Nếu nhà có nuôi rùa hoặc gà, cần rửa tay sau khi tiếp xúc và tuyệt đối không được để rùa trong chậu rửa bát hay bồn tắm.
Trẻ em dễ mắc sán dây hơn người lớn vì hay cho tay vào miệng. Động vật bị nhiễm sán dây thường lê ngược mông trên sàn, phân hay có những hạt như hạt gạo nên phân người bị nhiễm sán dây cũng bị như vậy. Bệnh sán dây tuy khó chịu nhưng dễ chữa, chỉ cần uống thuốc tẩy giun.
Bệnh do mèo cào: Vi khuẩn bartonella có trong móng vuốt của mèo có thể dễ dàng nhiễm sang người qua các vết cài hoặc cắn. Sau khi bị nhiễm khuẩn từ mèo, trên da người xuất hiện những vết sưng đỏ, nổi mụn nước quanh chỗ bị cắn hoặc cào, sốt, đau đầu, đau khớp.... Bệnh thường tự hết hoặc có thể dùng kháng sinh nếu cần.
Bạn có thể bị bệnh dịch hạch nếu trong nhà có vật nuôi hoặc có bọ chét. Tuy rất hiểm xảy ra nhưng cũng cần đề phòng khi thấy vật nuôi bị sốt, sưng và chân xuất hiện những nốt đau. Ở người nếu bỗng nhiên bị sốt, đau đầu, người yếu dần đi thì cần đi khám để kê thuốc kháng sinh.
Bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma là một bệnh phổ biến lây từ mèo sang người vì mèo hay ăn thức ăn sống. Bệnh này nguy hiểm nhất nếu phụ nữ bị nhiễm trước hoặc trong những tháng đầu mang thai vì khuẩn này gây các bất thường về mắt ở thai nhi. Ở người hầu như không có triệu chứng gì, nếu có thì cũng chỉ là dấu hiệu gần giống như bị cúm hoặc nổi ban. Kể cả khi những triệu chứng này biến mất thì bệnh vẫn không khỏi hẳn. Bệnh này chỉ có thể phát hiện nếu xét nghiệm máu.
Với các virus phòng dại sẵn có hiện nay thì bệnh dại đã được hạn chế tối đa.Nhưng một khi đã mắc bệnh dại thì động vật nuôi dễ chết, do vậy phòng ngừa vẫn là điều cần được ưu tiên hàng đầu. Triệu chứng bệnh dại ở động vật tương đối khác nhau như nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, thích trốn trong bóng tối, sùi bọt mép... Ở người các triệu chứng thường nhẹ hơn và gần giống với bệnh cúm. Nếu không may tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh dài cần đi khám ngay lập tức để xử lý kịp thời.