Dịch cúm H7N9 đã đến rất gần người Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Trước tình trạng cúm A/H7N9 diễn biến phức tạp và khó lường, ngày 9/4 Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sẽ công bố phác đồ điều trị cúm A/H7N9 cho các bệnh viện ở Việt Nam.

Ngày 9/4 đoàn công tác của Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9 tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và thông báo cuối tuần này sẽ có phác đồ điều trị cúm A/H7N9 cho các bệnh viện Việt Nam.

Đo thân nhiệt khách nước ngoài

Theo Trung tâm kiểm dịch Quốc tế TP.HCM, Trung tâm đang thực hiện ráo riết công tác phòng, chống cúm A/H7N9 tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện truờng hợp nào dương tính với cúm A/H7N9.

Dù vậy, Trung tâm kiểm dịch Quốc tế TP.HCM đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A/H7N9 tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Đồng thời, thực hiện đo thân nhiệt đối với những hành khách nhập cảnh. 

BS Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch Quốc tế TP.HCM cho biết: “Trung tâm đang thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc giám sát thân nhiệt tất cả hành khách nhập cảnh, quá cảnh, đặc biệt chú ý đến hành khách từ Trung Quốc và các nước khác đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận có người mắc cúm A/H7N9”. 

 Máy đo thân nhiệt hành khác nước ngoài đến sân bay Tân Sân Nhất.

Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp sẽ được khám sàng lọc, cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp y tế. Trường hợp nghi ngờ viêm phổi nặng do virus, đặc biệt có yếu tố nguy cơ như đi từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Pasteur để xét nghiệm. 

Bác sĩ Sau cho biết thêm, khó khăn lớn nhất trong phòng, chống cúm A/H7N9 là máy đo thân nhiệt tại sân bay chỉ phát hiện được các bệnh nhân sốt, người ủ bệnh hoàn toàn không phát hiện được; chưa có test nhân để chẩn đoán sớm bệnh dịch; ý thức tự phòng chống dịch bệnh của một số nhận viên hàng không, nhân viên làm việc trong các hãng hàng không, tiếp viên hàng không còn hạn chế; thời gian tàu bay lưu lại sân bay rất ngắn nên khó khăn cho việc khám, chẩn đoán và công tác khử trùng máy bay. 

Trước tình hình trên Trung tâm kiểm dịch Quốc tế TP.HCM đề xuất, cần nâng cao hiểu biết cho người dân nói chung và nhân viên làm việc trong khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nói riêng và cách phát hiện bệnh sớm, cách tự bảo vệ mình cũng như các phòng tránh lây nhiễm cho người khác khi mắc bệnh.

Tăng cường giường bệnh sẵn sàng ứng phó với dịch cúm A/H7N9

Để công tác phòng, chống dịch cúm A/H7N9 có hiệu quả Sở Y tế TP.HCM yêu cầu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm, dung thu khi có yêu cầu, tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu và cuối cùng cho bệnh nhận nhiếm cúm A/H7N9. 

Tính đến thời điển hiện tại, nhiều bệnh viện đã hoàn tất công tác  triển khai phòng, chống cúm A/H7N9 và sẵn sàng tác chiến với dịch cúm. Cụ thể, Khoa nhiễm D của bệnh viện Nhiệt đới đã chuẩn bị 50 giường để điều trị cho các bệnh nhân nhiếm cúm, bệnh viện Nhi đồng 1 chuẩn bị 80 giường với 120 bệnh nhi,  bệnh viện Nhi đồng có 30 giường và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là 20 giường...

BS Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM khẳng định, Sở Y tế TP.HCM đang yêu cầu Trung tâm Y tế Dự phòng chuẩn bị thuốc, điều tra dịch tễ tại các sân bay. Củng cố các đội cơ động chống dịch, điều tra và xử lý ổ dịch. Riêng quận/huyện cần tăng cường điều tra, phát hiện và chống bệnh. Tăng cường truyền thông cúm gia cầm lây lan qua người.

Bộ Y tế chuẩn bị công bố phác đồ điều trị dịch cúm A/H7N9

Trước công tác triển khai phòng, chống cúm A/H7N9, GS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định: “Mặc dù chưa phát hiện ca bệnh cúm A/H7N9 nào nhưng TP.HCM luôn trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Thứ sáu tuần này, Bộ Y tế sẽ ra phác đồ điều trị cúm A/H7N9. Hy vọng với kinh nghiệm phòng chống dịch cúm trong thời gian qua thì cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ làm tốt công tác này”.  
 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác phòng chống, ngăn chặn dịch cúm A/H7N9 tại sân bay Tân Sân Nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, nhiều khả năng dịch cúm A/H7N9 sẽ xâm nhập vào nước ta, bởi ngoài hệ thống cảng biển và cảng hàng không, nước ta có đường biên giới với Trung Quốc dài, khoảng 1.406km với 5 cửa khẩu lớn, giao thông giữa hai nước tương đối thuận lợi. Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc còn diễn biến phức tạp và thủ đoạn rất tinh vi. 

Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng góp ý để tìm ra phác đồ điều trị cúm A/H7N9 hiệu quả nhất. Sau khi thống nhất và hoàn chỉnh phác đồ điều trị, Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn phác đồ điều trị tại khu vực phía Bắc và sau đó sẽ triển khai tập huấn tại khu vực phía Nam.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,…ngoài việc thu dung điều trị cho bệnh nhân ở khu vực TP.HCM còn phải kiêm nhiệm tập huấn cho các bệnh viện 20 tỉnh thành phía Nam. Hiện TP.HCM, đã chuẩn bị gần 200 giường bệnh cho khu vực cách ly các bệnh nhân nghi ngờ cúm A/H7N9. PGS.TS Thanh Long cũng cho biết thêm, ngoài các trang thiết bị như khẩu trang, hóa chất tiệt trùng, máy thở, thuốc Tamiflu, thì các bệnh viện miền Bắc còn trang bị thêm máy lọc máu. Trong khi đó, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu- Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM lại băn khoăn về thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9, cũng như cúm gia cầm H5N1 đối với các ca bệnh nặng khi phải thở máy, vì thuốc Tamiflu chỉ dùng đường uống, trong khi các bệnh nhân thở máy rất khó dùng thuốc viên.


Bùi Hương

Bình luận(0)