|
Ảnh minh họa. |
Bệnh diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh thường dẫn tới biến chứng nguy hiểm gồm: Viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm (ngoài ra là các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não; các biến chứng mạch máu như viêm tắc tĩnh mạch bên, liệt dây VII ngoại vi...).
Bệnh nhân bị viêm tai giữa do sởi thường có các biểu hiện như trước đó mấy ngày đang bị viêm mũi họng, chảy nước mũi và ngạt mũi, đột nhiên sốt cao 39 - 40 độ C, đau tai; lúc đầu ngứa, tức ở tai, sau đau tai dữ dội, nghe kém. Khám màng nhĩ sẽ thấy xung huyết đỏ ở góc sau trên hoặc ở dọc cán xương búa, hoặc ở vùng màng chùng. Bệnh nhân tiếp tục sốt cao 39 - 40 độ C kéo dài, thể trạng mệt mỏi, khó ngủ, sút cân, có thể co giật, mệt lả. Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ với biểu hiện cụ thể: Tiêu chảy, đi phân sống hoặc nôn trớ, đầy bụng. Thuốc chống rối loạn tiêu hoá ít có kết quả. Bệnh chỉ khỏi khi giải quyết được nguyên nhân viêm tai giữa.
Ở mức độ nặng hơn của biến chứng viêm tai giữa, khám màng nhĩ sẽ thấy màng nhĩ phồng lên như mặt kính đồng hồ. Điểm phồng nhất thường khu trú ở phía sau. Thời kỳ vỡ mủ (màng nhĩ bị vỡ) thường xuất hiện vào ngày thứ 4. Sau khi vỡ mủ, các triệu chứng cơ năng giảm dần, hết đau tai, nhiệt độ toàn thân giảm, em bé chịu chơi, hết quấy khóc. Nhưng triệu chứng thực thể sẽ là: Ống tai đầy mủ, lau sạch thấy lỗ thủng màng nhĩ. Lỗ thủng sẽ khác nhau tuỳ theo màng nhĩ có được chích rạch hay không. Nếu chích, lỗ thủng sẽ rộng và ở góc sau dưới màng nhĩ sẽ hết phồng. Nếu không chích, để màng nhĩ tự vỡ thì lỗ thủng có thể ở bất cứ chỗ nào, bờ dày nham nhở.
Khi trẻ bị sởi nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, phát hiện bất thường thì cần đưa ngay đến viện để bác sĩ có thể điều trị ngăn ngừa biến chứng (nếu có). Với biến chứng viêm tai giữa, kháng sinh thường được sử dụng là loại gram (+): Amoxilin, Co-trimazole hoặc Erytromycin. Ngoài ra, bệnh nhân được sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, nhỏ tai bằng Glyxerin bôrat 3%. Bệnh nhân cần được theo dõi và chích màng nhĩ đúng lúc. Nếu bệnh nhân đã vỡ mủ thì phải làm thuốc tai hàng ngày, lau sạch mủ và nhỏ thuốc kháng sinh kết hợp với điều trị mũi, họng. Bệnh nhân cũng cần được nâng đỡ cơ thể bằng các loại sinh tố theo chỉ dẫn.