Bé gái đang ăn cơm bị đũa đâm thủng họng

Google News

Bé gái 9 tuổi đang ăn cơm, bất ngờ một người đá bóng va vào bé khiến đôi đũa đâm vào lưỡi, xuyên qua sàn miệng, bé khóc thét, nằm bất động.

Chiều 24/2, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết vừa phẫu thuật và rút thành công 2 chiếc đũa đâm xuyên qua lưỡi, xuống sàn miệng và dò ra tới gốc hàm bé gái T.T.N.A (9 tuổi, ngụ ở quận Tân Phú, TP.HCM).
Bác sĩ Nguyễn Thế Huy - Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sau 2 ngày phẫu thuật rút đôi đua ra khỏi sàn miệng, sức khỏe của bé gái đã ổn định, bé không bị sốt và nhiễm trùng.
“Với tình hình sức khỏe như trên cho thấy, cuộc phẫu thuật đã thành công. Nếu không có gì thay đổi, vào ngày mai (25.2) bệnh viện sẽ cho bé gái này xuất viện”, bác sĩ Huy cho hay.
Be gai dang an com bi dua dam thung hong
Đũa đâm xuyên qua lưỡi, xuyên sàn miệng và dò ra tới gốc hàm của bé. 
Theo bác sĩ Huy, điều may mắn của bé gái này sau khi bị đôi đũa đâm vào lưỡi, xuyên qua sàn miệng và dò ra tới gốc hàm nhưng bé vẫn tỉnh táo, máu cháy rất ít sau đó ngưng chảy nên không có dấu hiệu mất máu.
Mặc dù vậy, với vị trí đi của đôi đũa như thế, các bác sĩ nhận định, rất có thể đôi đũa sẽ đi qua động mạch lưỡi, tuyến dưới hàm, động mạch mặt, động mạch cảnh, đặc biệt là động mạch cảnh.
“Qua thăm khám sợ bộ, các bác sĩ nhận định, những động mạch lớn của bé không bị tổn thương, vì bé không bị xuất huyết, sàn miệng hồng hào, không có hiện tượng tụ máu, máng cảnh bên cạnh cổ của bé không có hiện tượng phù nề. Hơn nữa đôi đũa tre này láng, không có vết xước nên chúng tôi an tâm rút đôi đũa ra ngoài”, bác sĩ Huy nói.
Sau khi tiến hành chụp X.quang để xác định vị trí của đôi đũa cắm vào sàn miệng, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật để lấy đôi đũa ra khỏi sàn miệng của bé.
Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn lo lắng trong quá trình phẫu thuật, nếu đôi đũa đâm vào mạch máu, bịt kín mạch máu khiến máu không chảy thì khi rút ra máu sẽ bùng chảy.
Đứng trước tình huống đó, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết, đặc biệt là chuẩn bị sẵn một lượng máu lớn đủ để đáp ứng yêu cầu khi có xảy ra tình huống mất máu.
“Trước khi rút đôi đũa, các bác sĩ phải khám lại một lần nữa thì phát hiện đầu đũa đi sát vào xương hàm, không đi vào trong nhiều nên chúng tôi tiến hành rút đũa. Sau đó chúng tôi thăm khám lại xem còn mảnh tre nào nằm trong đó hay không. Cuối cùng tất cả mọi chuyện đã ổn, bé không có hiện tượng xuất huyết. Các bác sĩ tiến hành rửa và khâu lại vết thương cho bé; đồng thời đặt tuýp thông dạ dày giúp bé ăn không bị động sàn miệng gây nhiễm trùng vết mổ”, bác sĩ Huy chia sẻ.
Theo người nhà của bé T.T.N.A, khoảng 19 giờ ngày 22.2, trong lúc đang ăn cơm tối, bé bưng chén cơm ra khu vực sân bóng gần nhà xem mọi người ở đây đá bóng. Vừa ăn vừa xem bóng đá, bất ngờ một người đá bóng va vào người bé khiến đôi đũa đâm mạnh vào họng bé, bé khóc thét và bất tỉnh.

Không nên cho trẻ ngậm đũa: Qua trường hợp trên, bác sĩ Huy khuyến cáo, các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ngậm đũa hay các vật dụng khác trong miệng, đặc biệt trong lúc ăn không ngậm đũa. Nếu xảy ra sự cố bị dị vật đâm vào họng như thế thì cố gắng giữ nguyên không được nhúc nhích hay tự ý rút dị vật ra và đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Mời quý độc giả xem video:
Nguồn Youtube
Theo Một Thế Giới

Bình luận(0)