Mới đây, trên mục bình luận của tờ Washington Times, nhà bình luận L Todd Wood nói chính quyền Obama có kế hoạch ngăn chặn việc Nga bán tiêm kích Su-30 cho Iran bằng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ nhưng Tổng thống Mỹ cũng có thể vượt qua “lằn ranh đỏ” của mình giống như ông đã làm trong quá khứ.
|
Một chiếc Su-30 của Nga. Ảnh minh họa. |
Nhà bình luận này viết: “Tôi nghi ngờ khả năng điện Kremlin sẽ dừng lại các nỗ lực tìm kiếm ngoại tệ khó khăn của mình dưới áp lực của các hành động của Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Rất có khả năng là “lằn ranh đỏ” này của Obama sẽ bị bỏ qua như tất cả các lần khác trước đó”. Trong phân tích của mình, L. Todd Wood cũng đề cập lại các “lằn ranh đỏ” khác của Obama chẳng hạn cuộc khủng hoảng Syria.
Trong tháng 8/2013, Tổng thống Mỹ xuất hiện để khởi động một cuộc tấn công vào một quốc gia Ả Rập đã bị chiến tranh tàn phá là Syria vì cáo buộc Damascus sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Nhà lãnh đạo Syria là ông Bashar al-Assad đã nhiều lần phủ nhận những lời cáo buộc đó.
Obama sau đó đã quyết định không lựa chọn giải pháp quân sự. Trong những tháng sau đó, Chính phủ Syria loại trừ các kho dự trữ vũ khí hóa học theo một thỏa thuận do Nga môi giới. Theo các nhà bình luận, chẳng hạn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, quyết định kiềm chế sử dụng vũ lực của ông Obama là một lần “lằn ranh đỏ” đã bị rút lại khiến uy tín của Washington bị suy giảm.
|
Máy bay huấn luyện Yak-130 Nga. |
Giữa tháng 2 vừa qua, có các tin tức nổi lên rằng Nga và Iran đang thỏa thuận một kế hoạch mua bán vũ khí trị giá 8 tỷ USD. Teheran được cho là quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu Su-30SM, máy bay huấn luyện và chiến đấu hạng nhẹ Yakovlev Yak-130, trực thăng vận tải Mi-8, Mi-17; cũng như tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion và tàu khu trục, tàu ngầm diesel-điện.
Thỏa thuận cho việc mua tiêm kích Su-30 dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay theo một nguồn tin quan chức cấp cao trong cơ quan hợp tác quân sự - kỹ thuật Liên bang Nga, nói với RIA Novosti vào thời điểm đó.
Cũng trong tháng 2, Nhà Trắng cho rằng việc Nga bán các máy bay chiến đấu cho Iran sẽ vi phạm một lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an LHQ. Lệnh cấm đó là một phần trong thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (trong đó có Nga và Mỹ). Theo đó Iran bị cấm vận vũ khí trong 5 năm.