Theo tạp chí Khán Hòa, Không quân Hải quân Trung Quốc sẽ sớm có khả năng triển khai tiêm kích hạng nặng trên tàu sân bay với việc trang bị máy phóng do Ukraine chế tạo.
Hiện tại, Trung Quốc chỉ sở hữu máy bay tiêm kích trên hạm J-15 là có khả năng cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Những máy bay khác như các loại máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và KJ-2000 là quá nặng để cất cánh từ tàu sân bay này. Hải quân Trung Quốc phải dựa vào những máy bay trực thăng như Ka-31 và Z-8YJ để đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm.
Cũng theo nguồn tin của Khán Hòa, ngoài khu vực huấn luyện phi công tàu sân bay ở Crimea, Ukraine cũng đang phát triển máy phóng trên tàu sân bay – thiết bị nhiều khả năng sẽ được Trung Quốc sử dụng cho tàu sân bay trong tương lai.
Hải quân Trung Quốc đã đưa một máy phóng vào sử dụng để huấn luyện phi công tại cơ sở huấn luyện trên mặt đất.
|
Ảnh ghép của cư dân mạng Trung Quốc "mơ" tới tàu sân bay có máy phóng thủy lực.
|
Tàu sân bay với hệ thống máy phóng sẽ có khả năng đem theo được nhiều máy bay hoạt động trên tàu sân bay. Ngoài ra, các máy bay cũng sẽ được đưa vào hoạt động nhanh hơn so với tàu sân bay chỉ có đường băng kiểu nhảy cầu.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ và tàu Charles de Gaulle của Pháp được trang bị hệ thống máy phóng thủy lực cho phép cả máy bay vận tải cánh quạt cất cánh, thay vì chỉ là máy bay phản lực. Ngoài ra, các tiêm kích phản lực cũng không phải giảm tải trọng khi cất cánh trên hạm.
Trong khi đó, các tàu sân bay Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác lại chọn boong phóng kiểu nhảy cầu. Với kiểu boong phóng này chỉ cho phép tiêm kích phản lực cất cánh trong khi máy bay động cơ cánh quạt không thể. Không những thế, tiêm kích phản lực buộc phải giảm tải trọng mang vác. Ví dụ, tiêm kích hạm Su-33 và J-15 đều phải giảm tải trọng vũ khí từ 8 tấn xuống 6 tấn.