Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ Tạp chí quốc phòng Khán Hòa, công ty đóng tàu Trương Hưng Giang Nam của Thượng Hải (Trung Quốc) đã hoàn thành việc đóng một mô hình phân đoạn của tàu sân bay. Nghĩa là, mô hình này là mẫu kỹ thuật, các nhà máy đóng tàu trước khi đóng tàu kiểu mới đều phải tạo ra một mẫu tương tự. Gần đây, Google cũng tiến hành cập nhật dữ liệu mới cho Google Map đối với khu vực nhà máy đóng tàu Trương Hưng Giang Nam, hình ảnh vệ tinh của mô hình phân đoạn tàu sân bay Trung Quốc cũng được lộ ra. Trên Google Maps còn có thể thông qua thiết bị đo lường để đo kích thước các bộ phận của tàu sân bay. Theo bài viết của Khán Hòa, việc đóng tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có thể dùng công nghệ đóng tàu theo kiểu module tiên tiến. Nghĩa là các phần thân tàu sẽ được chia nhỏ, đóng ở nhiều nơi khác nhau rồi sau đó mới đấu nối lại. Hiện công nghệ này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các quốc gia có nền quốc phòng tiên tiến. Ví dụ như Mỹ đang dùng công nghệ module đóng siêu tàu sân bay Gerald Ford (CVN-78).
Hay như việc đóng tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral cho Hải quân Nga, Pháp cũng ứng dụng công nghệ module để đóng tàu. Trong ảnh là phần module lớn (hợp từ nhiều module nhỏ) đuôi và đầu được đấu nối hoàn chỉnh tại nhà máy của Pháp. Hoàn Cầu cho rằng, không còn nghi ngờ gì việc đóng tàu sân bay của Trung Quốc đã được đưa vào chương trình cụ thể. Công ty Giang Nam hy vọng có thể giành được hợp đồng đóng tàu sân bay này. Trước đó nhà máy đã thực hiện nhiệm vụ tân trang cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Đại Liên cũng chú ý đến hợp đồng này, nhưng hiện nay chưa xác định rõ thông tin Hải quân Trung Quốc đã ký hợp đồng đóng tàu chính thức với nhà máy đóng tàu nào. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc sẽ không chỉ đóng 1 tàu sân bay.
Theo một số nguồn tin, Công ty đóng tàu công nghiệp nặng Đại Liên cũng đang đóng một phân đoạn mô mình tàu sân bay tương tự. Phân đoạn này sử dụng kết cấu tương tự như tàu sân bay Liêu Ninh, là một kiểu tàu sân bay động cơ thông thường dùng boong phóng kiểu nhảy cầu, được gọi là mô hình 001A.
Nhà máy đóng tàu Trương Hưng Giang Nam được thành lập tháng 6/2005, đầu tư giai đoạn đầu tiên của dự án là 3,6 tỷ USD, quy hoạch xây dựng 4 dock nổi, 9 cầu tàu và 2 cảng vận chuyển hàng hóa trên tuyến bờ biển dài 3,8 km. Nhà máy này có khả năng đóng tất cả các tàu trọng tải lớn, bao gồm cả tàu sân bay, dock nổi của nhà máy dài 580 m, rộng 120m cho phép đóng tàu sân bay tương tự như lớp Nimitz của Mỹ. Những năm gần đây, tốc độ đóng tàu của nhà máy Trương Hưng Giang Nam tăng rõ rệt, đã đóng ít nhất 7 tàu khu trục phòng không Type 052C và Type 052D. Trong các bức ảnh công khai năm 2013 có thể thấy được tàu khu trục lớp 052D đầu tiên đã cơ bản hoàn thành công tác đóng. Đồng thời cũng có tin đồn Trung Quốc đang nghiên cứu sử dụng công nghệ tương tự Type 052D để đóng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn, Type 055. Chương trình này có thể đã hoàn thiện giai đoạn thiết kế ban đầu và sẽ sớm được khởi công.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ Tạp chí quốc phòng Khán Hòa, công ty đóng tàu Trương Hưng Giang Nam của Thượng Hải (Trung Quốc) đã hoàn thành việc đóng một mô hình phân đoạn của tàu sân bay. Nghĩa là, mô hình này là mẫu kỹ thuật, các nhà máy đóng tàu trước khi đóng tàu kiểu mới đều phải tạo ra một mẫu tương tự.
Gần đây, Google cũng tiến hành cập nhật dữ liệu mới cho Google Map đối với khu vực nhà máy đóng tàu Trương Hưng Giang Nam, hình ảnh vệ tinh của mô hình phân đoạn tàu sân bay Trung Quốc cũng được lộ ra. Trên Google Maps còn có thể thông qua thiết bị đo lường để đo kích thước các bộ phận của tàu sân bay.
Theo bài viết của Khán Hòa, việc đóng tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có thể dùng công nghệ đóng tàu theo kiểu module tiên tiến. Nghĩa là các phần thân tàu sẽ được chia nhỏ, đóng ở nhiều nơi khác nhau rồi sau đó mới đấu nối lại.
Hiện công nghệ này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các quốc gia có nền quốc phòng tiên tiến. Ví dụ như Mỹ đang dùng công nghệ module đóng siêu tàu sân bay Gerald Ford (CVN-78).
Hay như việc đóng tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Mistral cho Hải quân Nga, Pháp cũng ứng dụng công nghệ module để đóng tàu. Trong ảnh là phần module lớn (hợp từ nhiều module nhỏ) đuôi và đầu được đấu nối hoàn chỉnh tại nhà máy của Pháp.
Hoàn Cầu cho rằng, không còn nghi ngờ gì việc đóng tàu sân bay của Trung Quốc đã được đưa vào chương trình cụ thể. Công ty Giang Nam hy vọng có thể giành được hợp đồng đóng tàu sân bay này. Trước đó nhà máy đã thực hiện nhiệm vụ tân trang cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Đại Liên cũng chú ý đến hợp đồng này, nhưng hiện nay chưa xác định rõ thông tin Hải quân Trung Quốc đã ký hợp đồng đóng tàu chính thức với nhà máy đóng tàu nào. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc sẽ không chỉ đóng 1 tàu sân bay.
Theo một số nguồn tin, Công ty đóng tàu công nghiệp nặng Đại Liên cũng đang đóng một phân đoạn mô mình tàu sân bay tương tự. Phân đoạn này sử dụng kết cấu tương tự như tàu sân bay Liêu Ninh, là một kiểu tàu sân bay động cơ thông thường dùng boong phóng kiểu nhảy cầu, được gọi là mô hình 001A.
Nhà máy đóng tàu Trương Hưng Giang Nam được thành lập tháng 6/2005, đầu tư giai đoạn đầu tiên của dự án là 3,6 tỷ USD, quy hoạch xây dựng 4 dock nổi, 9 cầu tàu và 2 cảng vận chuyển hàng hóa trên tuyến bờ biển dài 3,8 km. Nhà máy này có khả năng đóng tất cả các tàu trọng tải lớn, bao gồm cả tàu sân bay, dock nổi của nhà máy dài 580 m, rộng 120m cho phép đóng tàu sân bay tương tự như lớp Nimitz của Mỹ.
Những năm gần đây, tốc độ đóng tàu của nhà máy Trương Hưng Giang Nam tăng rõ rệt, đã đóng ít nhất 7 tàu khu trục phòng không Type 052C và Type 052D. Trong các bức ảnh công khai năm 2013 có thể thấy được tàu khu trục lớp 052D đầu tiên đã cơ bản hoàn thành công tác đóng. Đồng thời cũng có tin đồn Trung Quốc đang nghiên cứu sử dụng công nghệ tương tự Type 052D để đóng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn, Type 055. Chương trình này có thể đã hoàn thiện giai đoạn thiết kế ban đầu và sẽ sớm được khởi công.