Theo Thời báo Hoàn Cầu, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 có thể sẽ có thêm biến thể tiêm kích hạm cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là bức ảnh ghép chiếc J-20 mà dân mạng Trung Quốc tự vẽ với thiết kế cánh ngược trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Đây là bức ảnh nguyên gốc trước khi ghép.
Hoàn Cầu lý giải, sau khi các máy bay chiến đấu J-15 hoàn thành các bài tập cất hạ cánh từ boong tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba này sẽ không thể cạnh tranh với F-35 Mỹ. Vì lí do đó, nếu như phát triển thêm một biến thể cất cánh từ tàu sân bay từ tiêm kích J-20, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng thêm nhiều.
Theo Hoàn Cầu, biến thể tiêm kích tàng hình trên hạm J-20 sẽ mang tên Linhlong.Một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, biến thể này của J-20 sẽ có cánh cụp phía trước như chiếc Su-47 của Nga. Nếu phương án này được Quân đội Trung Quốc chấp thuận, các máy bay Linglong sẽ trở thành máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên có thiết kế như vậy. Tờ Hoàn cầu Thời báo còn lạc quan cho rằng, những máy bay chiến đấu Linglong là đối thủ đáng gờm đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ kể từ năm 1944. Tuy nhiên, đây thực sự là ý tưởng viển vông của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi mà trong thiết kế máy bay nước này gặp rất nhiều khó khăn về vật liệu, điện tử, động cơ.
Đó là chưa kể, thiết kế cánh ngược không hề đơn giản khi mà không ít quốc gia trên thế giới (như Nga, Mỹ) từng theo đuổi lối thiết kế này đều chỉ dừng ở mức mẫu thử nghiệm mà không đưa vào hoạt động.
Ngoài ra, trọng lượng J-20 cũng là vấn đề lớn, bởi tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc không có máy phóng, điều đó khiến tiêm kích hạm phải có trọng lượng nhẹ đủ sức nâng máy bay khi cất cánh bằng boong phóng kiểu nhảy cầu.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc J-20 có thể sẽ có thêm biến thể tiêm kích hạm cho tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Trong ảnh là bức ảnh ghép chiếc J-20 mà dân mạng Trung Quốc tự vẽ với thiết kế cánh ngược trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Đây là bức ảnh nguyên gốc trước khi ghép.
Hoàn Cầu lý giải, sau khi các máy bay chiến đấu J-15 hoàn thành các bài tập cất hạ cánh từ boong tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba này sẽ không thể cạnh tranh với F-35 Mỹ. Vì lí do đó, nếu như phát triển thêm một biến thể cất cánh từ tàu sân bay từ tiêm kích J-20, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng thêm nhiều.
Theo Hoàn Cầu, biến thể tiêm kích tàng hình trên hạm J-20 sẽ mang tên Linhlong.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, biến thể này của J-20 sẽ có cánh cụp phía trước như chiếc Su-47 của Nga. Nếu phương án này được Quân đội Trung Quốc chấp thuận, các máy bay Linglong sẽ trở thành máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên có thiết kế như vậy.
Tờ Hoàn cầu Thời báo còn lạc quan cho rằng, những máy bay chiến đấu Linglong là đối thủ đáng gờm đầu tiên của Không quân Hải quân Mỹ kể từ năm 1944.
Tuy nhiên, đây thực sự là ý tưởng viển vông của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi mà trong thiết kế máy bay nước này gặp rất nhiều khó khăn về vật liệu, điện tử, động cơ.
Đó là chưa kể, thiết kế cánh ngược không hề đơn giản khi mà không ít quốc gia trên thế giới (như Nga, Mỹ) từng theo đuổi lối thiết kế này đều chỉ dừng ở mức mẫu thử nghiệm mà không đưa vào hoạt động.
Ngoài ra, trọng lượng J-20 cũng là vấn đề lớn, bởi tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc không có máy phóng, điều đó khiến tiêm kích hạm phải có trọng lượng nhẹ đủ sức nâng máy bay khi cất cánh bằng boong phóng kiểu nhảy cầu.