Chưa đủ khả năng phát triển thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới, Trung Quốc với sự giúp đỡ từ Nga tiếp tục cải tiến dòng máy bay ném bom H-6 (sao chép Tu-16 của Nga) tới biển thể tốt nhất hiện nay, mang tên H-6K với biệt danh là “thần chiến”. Theo một số nguồn tin, H-6K chính thức trang bị cho Không quân Trung Quốc từ tháng 5/2011.
Biến thể cải tiến H-6K có một số điểm khác so với biến thể trước đó gồm: đầu máy bay có mái che radar lớn (trước đây là mũi bọc kính), trang bị thêm tổ hợp ngắm quang học ở phía dưới đầu máy bay; cửa hút gió tăng lực động cơ được thiết kế mới, hẹp hơn và ngắn hơn; cánh được thiết kế lại, tăng sải cánh, tăng giá treo; khoang động cơ lớn hơn; bỏ tháp pháo đuôi máy bay và thay vào đó có thể là hệ thống điện tử. Cải tiến lớn nhất ở biến thể H-6K là trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D30-KP-2 do Nga sản xuất thay vì động cơ nội địa như các biến thể trước đó. Nó giúp máy bay tiêu thụ nhiên liệu ít hơn nhưng lại tăng hành trình bay. Theo Hoàn Cầu, về mặt công nghệ thì động cơ D-30KP không đại diện cho cấp độ mới nhất của động cơ máy bay hiện đại, nhưng các tiêu chí của nó so với động cơ WP-8 được cải thiện vẫn rất rõ ràng, như lực đẩy lớn nhất của động cơ WP-8 khoảng 93Kn, trọng lượng 3,23 tấn mà động cơ D-30KP có lực đẩy đạt 107 Kn, trọng lượng chỉ có khoảng 2,3 tấn. Ngoài ra, mức nhiên liệu tiêu thụ của động cơ WP-8 nhiều hơn động cơ D30-KP-2.
Lực đẩy mạnh hơn, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn nhưng kích thước của D-30KP-2 chỉ lớn hơn một chút so với WP-8. Theo đó, WP-8 có chiều dài 5,31m, trong khi chiều dài của D30-KP-2 là 5,7m.
Với động cơ mới hiệu quả cao giúp tính năng máy bay cũng tăng theo đáng kể, đặc biệt là trong khả năng mang tải. Theo đó, H-6K được tăng thêm giá treo cho phép máy bay tăng số lượng tên lửa hành trình mang ngoài cánh lên con số 6 quả, nâng cao hiệu quả mật độ hỏa lực khi tấn công độc lập. Ngoài ra, với trình độ công nghệ hệ thống điện tử hàng không của Trung Quốc phát triển nhanh, có thể thay đổi thiết bị cho máy bay H-6K bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính, GPS (hoặc Bắc Đẩu), cải thiện hệ thống lái, hệ thống điện tử khác giúp tăng khả năng tác chiến cho máy bay. Về trang bị vũ khí của H-6K, theo tạp chí Khán Hòa, máy bay có thể mang 6 tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa CJ-10A có tầm bắn lên tới 2.000km.
Theo sự suy đoan về phạm vi tác chiến của máy bay ném bom H-6K của truyền thông địa phương thì căn cứ quân sự chủ yếu của Mỹ tại Thái Bình Dương, như đảo Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trân Châu Cảng đều nằm trong phạm vi tấn công của H-6K.
Căn cứ vào số liệu thống kê, hiện nay Không quân Trung Quốc có khoảng hơn 100 máy bay ném bom H-6, mỗi máy bay mang được 4 quả tên lửa CJ-10A, cộng với việc sản xuất mới máy bay H-6K càng nâng cao khả năng tấn công đối phương với nhiều tên lửa hành trình, cùng với các tên lửa được triển khai phóng từ đất liền và trên tàu có thể phá vỡ hiệu quả hệ thống phòng không của các nước láng giềng. Tổ hợp H-6K với CJ-10A không chỉ đại diện cho việc nâng cao khả năng tác chiến của Không quân Trung Quốc mà cũng đại diện cho khả năng răn đe của Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, trước sức mạnh vượt trội của Không quân Mỹ, Trung Quốc khó có thể thông qua việc cập nhật các loại vũ khí tác chiến mới để nâng cao hiệu suất của hệ thống tác chiến hiện có, vì vậy tên lửa CJ-10 kết hợp H-6 là lựa chọn lý tưởng hơn cả. Thông qua 2 loại vũ khí hiện có để tiến hành điều chỉnh hiệu quả, đạt được mục đích của việc tăng cường hệ thống tác chiến hiện có, mà chi phí của việc lắp đặt tên lửa hành trình cho H-6 rõ ràng là ít hơn so với chi phí nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược kiểu.
Và bằng cách cải tiến, tên lửa CJ-10A có thể trở thành tên lửa phóng từ mặt đất, từ tàu mặt nước, tàu ngầm, từ việc đáp ứng nhu cầu không giống nhau của các quân binh chủng đối với khả năng tấn công tầm xa đã hình thành lên hệ thống tấn công hỏa lược tiên tục và chặt chẽ.
Chưa đủ khả năng phát triển thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới, Trung Quốc với sự giúp đỡ từ Nga tiếp tục cải tiến dòng máy bay ném bom H-6 (sao chép Tu-16 của Nga) tới biển thể tốt nhất hiện nay, mang tên H-6K với biệt danh là “thần chiến”. Theo một số nguồn tin, H-6K chính thức trang bị cho Không quân Trung Quốc từ tháng 5/2011.
Biến thể cải tiến H-6K có một số điểm khác so với biến thể trước đó gồm: đầu máy bay có mái che radar lớn (trước đây là mũi bọc kính), trang bị thêm tổ hợp ngắm quang học ở phía dưới đầu máy bay; cửa hút gió tăng lực động cơ được thiết kế mới, hẹp hơn và ngắn hơn; cánh được thiết kế lại, tăng sải cánh, tăng giá treo; khoang động cơ lớn hơn; bỏ tháp pháo đuôi máy bay và thay vào đó có thể là hệ thống điện tử.
Cải tiến lớn nhất ở biến thể H-6K là trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D30-KP-2 do Nga sản xuất thay vì động cơ nội địa như các biến thể trước đó. Nó giúp máy bay tiêu thụ nhiên liệu ít hơn nhưng lại tăng hành trình bay.
Theo Hoàn Cầu, về mặt công nghệ thì động cơ D-30KP không đại diện cho cấp độ mới nhất của động cơ máy bay hiện đại, nhưng các tiêu chí của nó so với động cơ WP-8 được cải thiện vẫn rất rõ ràng, như lực đẩy lớn nhất của động cơ WP-8 khoảng 93Kn, trọng lượng 3,23 tấn mà động cơ D-30KP có lực đẩy đạt 107 Kn, trọng lượng chỉ có khoảng 2,3 tấn. Ngoài ra, mức nhiên liệu tiêu thụ của động cơ WP-8 nhiều hơn động cơ D30-KP-2.
Lực đẩy mạnh hơn, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn nhưng kích thước của D-30KP-2 chỉ lớn hơn một chút so với WP-8. Theo đó, WP-8 có chiều dài 5,31m, trong khi chiều dài của D30-KP-2 là 5,7m.
Với động cơ mới hiệu quả cao giúp tính năng máy bay cũng tăng theo đáng kể, đặc biệt là trong khả năng mang tải. Theo đó, H-6K được tăng thêm giá treo cho phép máy bay tăng số lượng tên lửa hành trình mang ngoài cánh lên con số 6 quả, nâng cao hiệu quả mật độ hỏa lực khi tấn công độc lập.
Ngoài ra, với trình độ công nghệ hệ thống điện tử hàng không của Trung Quốc phát triển nhanh, có thể thay đổi thiết bị cho máy bay H-6K bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính, GPS (hoặc Bắc Đẩu), cải thiện hệ thống lái, hệ thống điện tử khác giúp tăng khả năng tác chiến cho máy bay.
Về trang bị vũ khí của H-6K, theo tạp chí Khán Hòa, máy bay có thể mang 6 tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa CJ-10A có tầm bắn lên tới 2.000km.
Theo sự suy đoan về phạm vi tác chiến của máy bay ném bom H-6K của truyền thông địa phương thì căn cứ quân sự chủ yếu của Mỹ tại Thái Bình Dương, như đảo Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trân Châu Cảng đều nằm trong phạm vi tấn công của H-6K.
Căn cứ vào số liệu thống kê, hiện nay Không quân Trung Quốc có khoảng hơn 100 máy bay ném bom H-6, mỗi máy bay mang được 4 quả tên lửa CJ-10A, cộng với việc sản xuất mới máy bay H-6K càng nâng cao khả năng tấn công đối phương với nhiều tên lửa hành trình, cùng với các tên lửa được triển khai phóng từ đất liền và trên tàu có thể phá vỡ hiệu quả hệ thống phòng không của các nước láng giềng.
Tổ hợp H-6K với CJ-10A không chỉ đại diện cho việc nâng cao khả năng tác chiến của Không quân Trung Quốc mà cũng đại diện cho khả năng răn đe của Trung Quốc.
Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, trước sức mạnh vượt trội của Không quân Mỹ, Trung Quốc khó có thể thông qua việc cập nhật các loại vũ khí tác chiến mới để nâng cao hiệu suất của hệ thống tác chiến hiện có, vì vậy tên lửa CJ-10 kết hợp H-6 là lựa chọn lý tưởng hơn cả. Thông qua 2 loại vũ khí hiện có để tiến hành điều chỉnh hiệu quả, đạt được mục đích của việc tăng cường hệ thống tác chiến hiện có, mà chi phí của việc lắp đặt tên lửa hành trình cho H-6 rõ ràng là ít hơn so với chi phí nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược kiểu.
Và bằng cách cải tiến, tên lửa CJ-10A có thể trở thành tên lửa phóng từ mặt đất, từ tàu mặt nước, tàu ngầm, từ việc đáp ứng nhu cầu không giống nhau của các quân binh chủng đối với khả năng tấn công tầm xa đã hình thành lên hệ thống tấn công hỏa lược tiên tục và chặt chẽ.