Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Nga Konstantin Makiyenko khi bình luận triển vọng hợp tác Nga – Việt cho biết, gần đây Việt Nam đang tích cực thực hiện việc hiện đại hoá không quân và hải quân. Hai lực lượng này là hai phương hướng được Việt Nam đầu tư nhiều nhất, vì vậy có thể suy đoán, sự cố gằng này vẫn sẽ tiếp tục.
|
Hợp đồng mua hệ thống phòng không gần đây nhất của Việt Nam là vào năm 2003 với việc nhập khẩu tiểu đoàn tên lửa S-300.
|
“Tuy nhiên Việt Nam cũng cần phải nâng cấp hệ thống phòng không, suy cho cùng một loạt việc mua sắm lớn gần đây trong lĩnh vực chỉ vào năm 2003 (mua 2 tiểu đoàn S-300PMU-1). Vì vậy, phương diện này vẫn cần phải được tăng cường, công ty của Nga có thể có được cơ hội tham gia vào việc nâng cấp cải tiến hệ thống phòng không của Việt Nam”, ông Konstantin Makiyenko nói.
Ông Konstantin Makiyenko chỉ ra thêm rằng, Nga bây giờ không giống với Liên Xô (cũ), ủng hộ chính trị thông qua việc xuất khẩu vũ khí trang bị cho Việt Nam. Hậu thời Liên Xô khi thực hiện hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại, Nga đã xác định rõ vì động cơ thương mại.
Những năm đầu thế kỷ 21, mỗi năm Việt Nam chỉ mua vũ khí trang bị trị giá 100 triệu USD từ Nga, nhưng đến khoảng năm 2005, con số này đã tăng lên 300 triệu USD. Những năm gần đây mỗi năm Việt Nam chi khoảng 1 tỷ USD để mua vũ khí. Vì vậy trong tương lai Việt Nam sẽ có kinh phí có khả năng nhập khẩu vũ khí hiện đại.
|
Đã có thông tin cho rằng Việt Nam có thể mua hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1.
|
Đối với mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, hợp đồng quân sự mới của Nga và Việt Nam không thể ảnh hưởng đến vấn đề quan hệ Trung – Nga, ông Konstantin Makiyenko chỉ ra.
“Cho đến nay Trung Quốc không bị chi phối bởi mối quan hệ với Nga và Nga không cần phải hạn chế hợp tác kỹ thuật quân sự với bất cứ nước nào. Điển hình như Ấn Độ, qui mô hợp tác kỹ thuật quân sự của chúng ta ngày càng lớn, nhưng Trung Quốc cũng không đưa ra phản ứng nào”, ông này nói.