Bức ảnh chụp buổi lễ tổ chức ở cơ sở sản xuất tên lửa bí mật, Iran đã công bố hình ảnh bệ phóng tên lửa rất giống với bệ phóng được sử dụng hệ thống Patriot PAC-2 Mỹ. Theo một số nguồn tin, hệ thống này được định danh là Talash trang bị đạn tên lửa đối không tầm trung Sayyad 2 (tiếng Anh là Hunter-2).
Press TV dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehqan nói rằng, nước này đã đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa đối không tầm trung, độ cao lớn Sayyad-2. Theo ông Dehqan, Sayyad-2 có khả năng tiêu diệt trực thăng, máy bay không người lái, mục tiêu cao tốc với diện tích phản xạ sóng radar nhỏ. Đặc biệt, nó có thể đánh chặn mục tiêu một cách độc lập và tự động.
Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa Sayyad-2 có kiểu dáng rất giống với đạn tên lửa đối không Standard Missile-1 (SM-1) từng được Mỹ cung cấp cho Iran trong quá khứ. Nhiều khả năng Iran đã sao chép loại tên lửa SM-1 và đặt cho nó một cái tên mới.
Dựa theo tính năng SM-1 thì Sayyad-2 có thể đạt tầm bắn khoảng 70-80km, độ cao diệt mục tiêu trên 20km.
Đáng chú ý bệ phóng của hệ thống Talash lắp đạn Sayyad-2 kết cấu rất giống với bệ phóng tên lửa của hệ thống Patriot PAC-2, nhất là kiểu dáng ống phóng, bệ phóng. Mặc dù xe mang bệ phóng là kiểu xe dùng bên dân sự hơn là quân sự. Trong ảnh là nguyên mẫu bệ phóng hệ thống Talash trong cuộc bắn thử nghiệm năm 2011.
Không rõ thành phần radar điều khiển hỏa lực của hệ thống Talash này ra sao hay là phương thức dẫn đường tên lửa Sayyad-2 như thế nào?
Hệ thống Talash bắn thử tên lửa Sayyad-2.
Bức ảnh chụp buổi lễ tổ chức ở cơ sở sản xuất tên lửa bí mật, Iran đã công bố hình ảnh bệ phóng tên lửa rất giống với bệ phóng được sử dụng hệ thống Patriot PAC-2 Mỹ. Theo một số nguồn tin, hệ thống này được định danh là Talash trang bị đạn tên lửa đối không tầm trung Sayyad 2 (tiếng Anh là Hunter-2).
Press TV dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehqan nói rằng, nước này đã đưa vào sản xuất hàng loạt tên lửa đối không tầm trung, độ cao lớn Sayyad-2.
Theo ông Dehqan, Sayyad-2 có khả năng tiêu diệt trực thăng, máy bay không người lái, mục tiêu cao tốc với diện tích phản xạ sóng radar nhỏ. Đặc biệt, nó có thể đánh chặn mục tiêu một cách độc lập và tự động.
Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa Sayyad-2 có kiểu dáng rất giống với đạn tên lửa đối không Standard Missile-1 (SM-1) từng được Mỹ cung cấp cho Iran trong quá khứ. Nhiều khả năng Iran đã sao chép loại tên lửa SM-1 và đặt cho nó một cái tên mới.
Dựa theo tính năng SM-1 thì Sayyad-2 có thể đạt tầm bắn khoảng 70-80km, độ cao diệt mục tiêu trên 20km.
Đáng chú ý bệ phóng của hệ thống Talash lắp đạn Sayyad-2 kết cấu rất giống với bệ phóng tên lửa của hệ thống Patriot PAC-2, nhất là kiểu dáng ống phóng, bệ phóng. Mặc dù xe mang bệ phóng là kiểu xe dùng bên dân sự hơn là quân sự.
Trong ảnh là nguyên mẫu bệ phóng hệ thống Talash trong cuộc bắn thử nghiệm năm 2011.
Không rõ thành phần radar điều khiển hỏa lực của hệ thống Talash này ra sao hay là phương thức dẫn đường tên lửa Sayyad-2 như thế nào?
Hệ thống Talash bắn thử tên lửa Sayyad-2.