Theo hãng thông tấn Spnutnik News (Nga), một loạt sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường Đại học Quốc gia Hạt nhân (MEPI) - những nhà khoa học hạt nhân tương lai của CHXHCN Việt Nam đã có dịp tham dự triển lãm ở Moskva nhân kỉ niệm 70 năm ngày thành lập ngành công nghiệp hạt nhân Nga.
Tại đây, các nhà khoa học hạt nhân tương lai của Việt Nam đã có cơ hội tận mắt, sờ tận tay quả bom hạt nhân Tsar-bomba nặng tới 26 tấn. Đây được xem là thiết bị bom mạnh nhất từng được loài người chế tạo.
|
Bom hạt nhân Tsar-bomba được trưng bày ở triển lãm. |
Công suất thiết kế của bom hạt nhân Tsar-bomba là 100 triệu tấn thuốc nổ TNT. Tuy nhiên, khi được thử nghiệm vào năm 1961, bom chỉ được nhồi một nửa số lượng đó, bởi vì các nhà khoa học sợ "đốt khí quyển của hành tinh".
Về sau, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nói đùa rằng điều này được thực hiện để cửa kính trên toàn thế giới kính không bị vỡ hết. Ngay cả với khối lượng thuốc nổ rút bớt một nửa như vậy, sóng xung kích từ vụ nổ quả bom đã ba lần vòng quanh Trái đất.
Thử nghiệm này chứng tỏ tiềm năng sức mạnh không giới hạn của vũ khí nhiệt hạch, dẫn đến sự cân bằng hạt nhân được thiết lập giữa Liên Xô và Mỹ, nhằm ngăn chặn sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai.
Ngoài siêu bom hạt nhân Tsar-bomba, các sinh viên Việt Nam tham dự triển lãm công nghiệp hạt nhân Nga còn được tìm hiểu rất nhiều về các dự án nguyên tử của Liên Xô trước đây và những thành tựu độc đáo của các nhà khoa học hạt nhân Nga ngày nay.
Tại triển lãm trưng bày khoảng 700 hiện vật nói về sự đóng góp của Rosatom trong công nghệ hạt nhân cho phát triển năng lượng, cho y tế và vũ trụ. Khách tham quan có thể cảm nhận công việc của người lái tàu phá băng nguyên tử, quan sát quá trình phân hạch hạt nhân, đo nền bức xạ tự nhiên, tính bằng đơn vị đặc biệt là becơren, hoặc đơn vị tương đương quả chuối thông thường chẳng hạn.
Trên thực tế chuối là loại trái cây có độ phóng xạ lớn nhất trong số các loại thực phẩm, do hàm lượng cao của đồng vị kali-40, tự phát ra và tự phân hủy. Mức phóng xạ của chuối thường khiến máy dò (được sử dụng để ngăn chặn vận chuyển các chất phóng xạ trái phép) phát ra báo động giả. Một quả chuối trung bình trọng lượng 150 gram sẽ có độ phóng xạ 19 becơren. Vì vậy, thậm chí còn có đơn vị không chính thức, gọi là "liều tương đương quả chuối" khi mà độ phóng xạ của nguồn bức xạ được tính bằng đơn vị chuối.
Các sinh viên Việt Nam đang học tạp tại Đại học quốc gia hạt nhân MEPI sau khi tốt nghiệp sẽ về làm việc tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, sẽ được xây dựng bởi Rosatom (Nga).