Hạt mắc ca là loại hạt ngon nhất, có vỏ cứng nhất, tốn nhiều công chăm sóc nhất và là một trong những loại hạt đắt nhất thế giới. Đây là loại hạt quý, hiếm, giá đắt nên nó được mệnh danh là “hoàng hậu" trong các loại hạt.
Hạt mắc ca tròn như hạt nhãn, bên trong lõi có màu kem sữa và láng bóng, đường kính hạt từ 2-3 cm. Hạt có vị thơm mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng bởi mắc ca có chứa hàm lượng chất béo rất cao.
Do hạt mắc ca hiếm, phải nhập từ thị trường châu Úc nên có giá đắt. Hiện nay, một số vùng ở Việt Nam cũng có trồng được mắc ca, nhưng do kĩ thuật còn hạn chế nên sản lượng ít, chất lượng dinh dưỡng chưa cao dẫn đến nguồn hàng không ổn định.
Hai vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam được đánh giá là phù hợp để phát triển cây mắc ca, do đó có thể coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam trong việc trồng cây mắc ca.
Theo TS Nguyễn Trí Ngọc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, cây mắc ca là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đôi, thậm chí gấp ba cây cà phê, cây điều, thị trường tiêu thụ rất lớn, hiện cung không đủ cầu.
Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2000 ha và có trên 10 giống mắc ca phù hợp với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc. Hiện, Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha và Tây Bắc. Dự kiến, đến 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho biết, hai vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam rất phù hợp để phát triển cây mắc ca, do đó có thể coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam trong việc trồng cây này.
Thực tế canh tác cho thấy một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg quả, và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế, người ta gọi mắc ca là cây "tỷ đô".
Nhìn thấy triển vọng to lớn từ mắc ca, ngân hàng LienVietPostBank đã xây dựng đề án cho nông dân vay 10 nghìn tỷ đồng để trồng loại cây này trên Tây Nguyên. Nhu cầu về nhân mắc ca trên thị trường thế giới còn rất lớn với khả năng chế biến và sử dụng rất đa dạng, và đây là mặt hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.
Ông Nguyễn Đức Hưởng- Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), người chủ trì đề án cho rằng đây là cơ hội để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa cây mắc ca vào thay thế cà phê. Ông đưa ra so sánh: Chi phí đầu tư trồng mắc ca thấp hơn cà phê, mà vòng đời cà phê cho lãi bình quân khoảng 75 - 86 triệu đồng/ha mỗi năm trong 20 năm, trong khi mắc ca có thể cho lãi từ 510 - 520 triệu đồng/ha/năm trong hơn 60 năm.
Hạt mắc ca là loại hạt ngon nhất, có vỏ cứng nhất, tốn nhiều công chăm sóc nhất và là một trong những loại hạt đắt nhất thế giới. Đây là loại hạt quý, hiếm, giá đắt nên nó được mệnh danh là “hoàng hậu" trong các loại hạt.
Hạt mắc ca tròn như hạt nhãn, bên trong lõi có màu kem sữa và láng bóng, đường kính hạt từ 2-3 cm. Hạt có vị thơm mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng bởi mắc ca có chứa hàm lượng chất béo rất cao.
Do hạt mắc ca hiếm, phải nhập từ thị trường châu Úc nên có giá đắt. Hiện nay, một số vùng ở Việt Nam cũng có trồng được mắc ca, nhưng do kĩ thuật còn hạn chế nên sản lượng ít, chất lượng dinh dưỡng chưa cao dẫn đến nguồn hàng không ổn định.
Hai vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam được đánh giá là phù hợp để phát triển cây mắc ca, do đó có thể coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam trong việc trồng cây mắc ca.
Theo TS Nguyễn Trí Ngọc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, cây mắc ca là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đôi, thậm chí gấp ba cây cà phê, cây điều, thị trường tiêu thụ rất lớn, hiện cung không đủ cầu.
Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2000 ha và có trên 10 giống mắc ca phù hợp với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc. Hiện, Việt Nam đã quy hoạch 200.000 ha ở Tây Nguyên và 30.000 ha và Tây Bắc. Dự kiến, đến 2025 đạt 200.000 tấn hạt và tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho biết, hai vùng khí hậu Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam rất phù hợp để phát triển cây mắc ca, do đó có thể coi là điều kiện đặc hữu của Việt Nam trong việc trồng cây này.
Thực tế canh tác cho thấy một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg quả, và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha, và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế, người ta gọi mắc ca là cây "tỷ đô".
Nhìn thấy triển vọng to lớn từ mắc ca, ngân hàng LienVietPostBank đã xây dựng đề án cho nông dân vay 10 nghìn tỷ đồng để trồng loại cây này trên Tây Nguyên. Nhu cầu về nhân mắc ca trên thị trường thế giới còn rất lớn với khả năng chế biến và sử dụng rất đa dạng, và đây là mặt hàng nông sản đắt giá nhất trên thị trường thế giới hiện nay.
Ông Nguyễn Đức Hưởng- Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), người chủ trì đề án cho rằng đây là cơ hội để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách đưa cây mắc ca vào thay thế cà phê. Ông đưa ra so sánh: Chi phí đầu tư trồng mắc ca thấp hơn cà phê, mà vòng đời cà phê cho lãi bình quân khoảng 75 - 86 triệu đồng/ha mỗi năm trong 20 năm, trong khi mắc ca có thể cho lãi từ 510 - 520 triệu đồng/ha/năm trong hơn 60 năm.