Như điện tử Dân Việt đã đưa tin, các cơ quan chức năng ở Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa phát hiện và bắt giữ 9 đối tượng đánh bắt cá bằng việc thả hạt độc xuống suối khiến cá nổ mắt chết rồi vớt về bán. Vậy hạt độc đó là gì?
Cây độc miền thượng du
Thông tin khai nhận ban đầu, hạt độc mà các đối tượng sử dụng là
hạt thàn mát. Theo tài liệu khoa học, cây thàn mát có tên khoa học là Millelia ichthyochtona Drakem thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).
|
Cây Thàn mát. I.T |
Đây là loại
cây mọc hoang dại các tỉnh miền thượng du nước ta như Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây và Bắc Cạn, Thái Nguyên.
Do thành phần hóa học của hạt thàn mát có tới 38- 40% dầu và chứa các chất độc đối với cá như rotenon, sapotoxin, chất gôm, các chất anbumin nên hạt thàn mát là nguyên liệu chính để người chế thuốc duốc cá (Duốc cá hiểu nôm na là
đánh bắt cá bằng cách dùng độc (chủ yếu từ cây rừng) thả xuống nước khiến cá bị tê liệt thần kinh, chết nổi lên mặt nước - PV).
Các loài cá vốn rất nhạy cảm với rotenon. Vì vậy, một dung dịch 75mg trong 100 lít nước ở nhiệt độ 23° C đủ giết cá vàng trong vòng 2 giờ, với triệu chứng ngừng thở và trước khí chết có một thời kỳ bị kích thích.
|
Cá chết vì hạt thàn mát ở Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ |
Ngoài làm thuốc duốc cá, người dân ở nhiều nơi còn dùng thàn mát như một loại thuốc để trừ sâu bọ hại mùa màng.
Theo một số nghiên cứu, hiện chưa ghi nhận trường hợp con người và các động vật máu nóng khác có triệu chứng ngộ độc nếu uống phải nước có chứa bột thàn mát.
Đã từng được sử dụng từ lâu
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc đánh bắt thủy sản bằng duốc cá đã có từ xa xưa và đã từng là cách đánh bắt cá phổ biến của một số đồng bào dân tộc. Để làm nên loại thuốc này người ta dùng cây độc ở rừng rồi làm khô, trộn cùng tro bếp sau đó rắc xuống một đoạn sông, suối, hồ lặng nước. Hoặc họ có thể ngăn dòng chảy của nước lại để cho lặng nước rồi rắc hỗn hợp này xuống. Khi cá ăn phải thứ này sẽ làm tê lệt thần kinh tức thời khiến cá nổi lên. Đối với trường hợp này, mặc dù cá đã nổi nhưng được làm loãng dòng nước đó đi thì cá vẫn có thể sống lại bình thường.
Tuy nhiên, duốc cá đến mức khiến cá bị nổ mắt dẫn đến chết thì quá nguy hiểm vì sẽ khiến tận diệt.
Cũng theo PGS Thịnh, cách làm này sẽ làm tê liệt thần kinh cá nên con người sẽ không bị ảnh hưởng khi đánh bắt về ăn.
Tuy nhiên, cách thức đánh bắt này theo kiểu tận diệt, tác động xấu đến môi trường nên từ lâu đã được khuyến cáo không nên áp dụng.