Thông tin trên báo chí cho biết, thời gian gần đây, nhiều vùng ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu mua hàng tấn cây máu chó, cu li để xuất sang Trung Quốc. Mặc dù giá thu mua rẻ mạt nhưng người dân vẫn đổ xô đi khai thác hai loại cây này để bán.Loài cây máu chó thương lái Trung Quốc lùng mua còn có tên gọi khác là cây huyết đằng. Cây máu chó thường mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong tài liệu cũ thường chỉ kể Nam và Trung bộ, nhưng thực tế tại miền Bắc loại cây này vẫn sinh trưởng tốt.Sở dĩ có tên là máu chó bởi vì khi chật cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu chó.Cây máu chó to cao, có thể tới hơn 10m. Cành non có lông tơ màu hung đỏ. Lá mọc so le, có cuống, nguyên và nhẵn, mặt trên bóng. Hoa khác gốc, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu, khi chín thì nhẵn, vỏ quả mỏng; áo hạt nguyên vẹn hay bị tước cả đầu. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.Theo y học cổ truyền, huyết đằng thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, phong thấp đau nhức. Hạt máu chó được nhân dân ta dùng làm chữa ghẻ rất hiệu quả.Với công dụng tuyệt diệu của mình, loài cây này thường được mua với giá từ 400-450 nghìn đồng/kg, tuy nhiên giá thương lái thu mua đồng loạt ở Kon Tum, Gia Lai thì rẻ mạt chỉ đến 3.000 đồng/kg.Cùng với cây máu chó, thì cây cu li cũng được lùng mua rất nhiều với giá 2.000 đồng/kg và khi đã qua sơ chế thì bán lại giá 10 nghìn đồng/kg.Cây cu li còn có những tên khác, như cẩu tích, cù lần, sương sống chó (do có hình thù giống như sương sống con chó) hay cây kim mao, cây lông khỉ (do có lớp lông vàng bên ngoài).Đây là loài cây có thân yếu, lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố. Cẩu tích có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.Trong Đông y, cẩu tích dùng để chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới…Nếu tư thương tiếp tục thu mua ồ ạt như hiện nay, chỉ một thời gian ngắn nữa cây cu li có thể sẽ vắng bóng trong các khu rừng ở Kon Tum.
Thông tin trên báo chí cho biết, thời gian gần đây, nhiều vùng ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu mua hàng tấn cây máu chó, cu li để xuất sang Trung Quốc. Mặc dù giá thu mua rẻ mạt nhưng người dân vẫn đổ xô đi khai thác hai loại cây này để bán.
Loài cây máu chó thương lái Trung Quốc lùng mua còn có tên gọi khác là cây huyết đằng. Cây máu chó thường mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong tài liệu cũ thường chỉ kể Nam và Trung bộ, nhưng thực tế tại miền Bắc loại cây này vẫn sinh trưởng tốt.
Sở dĩ có tên là máu chó bởi vì khi chật cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu chó.
Cây máu chó to cao, có thể tới hơn 10m. Cành non có lông tơ màu hung đỏ. Lá mọc so le, có cuống, nguyên và nhẵn, mặt trên bóng. Hoa khác gốc, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu, khi chín thì nhẵn, vỏ quả mỏng; áo hạt nguyên vẹn hay bị tước cả đầu. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.
Theo y học cổ truyền, huyết đằng thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, phong thấp đau nhức. Hạt máu chó được nhân dân ta dùng làm chữa ghẻ rất hiệu quả.
Với công dụng tuyệt diệu của mình, loài cây này thường được mua với giá từ 400-450 nghìn đồng/kg, tuy nhiên giá thương lái thu mua đồng loạt ở Kon Tum, Gia Lai thì rẻ mạt chỉ đến 3.000 đồng/kg.
Cùng với cây máu chó, thì cây cu li cũng được lùng mua rất nhiều với giá 2.000 đồng/kg và khi đã qua sơ chế thì bán lại giá 10 nghìn đồng/kg.
Cây cu li còn có những tên khác, như cẩu tích, cù lần, sương sống chó (do có hình thù giống như sương sống con chó) hay cây kim mao, cây lông khỉ (do có lớp lông vàng bên ngoài).
Đây là loài cây có thân yếu, lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố. Cẩu tích có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Trong Đông y, cẩu tích dùng để chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới…Nếu tư thương tiếp tục thu mua ồ ạt như hiện nay, chỉ một thời gian ngắn nữa cây cu li có thể sẽ vắng bóng trong các khu rừng ở Kon Tum.