Nông sản hữu cơ: Cải thiện chất lượng thực phẩm trong nước và xuất khẩu

Google News

Các chuyên gia Ủy ban Châu Âu và Hiệp hội Nông dân Hữu cơ ở Đức (Naturland) vừa đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng Việt Nam nên lựa chọn sản phẩm hữu cơ để hướng tới cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm.

Nong san huu co: Cai thien chat luong thuc pham trong nuoc va xuat khau
Nông sản hữu cơ. Ảnh minh họa. 
Theo ông Marco Schlueter - Trưởng ban Chiến lược và Quan hệ quốc tế của Naturland, người tiêu dùng châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung ngày càng ưu tiên các sản phẩm đến từ nông trại hữu cơ hoặc chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Các sản phẩm hữu cơ của EU được đánh giá cao bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong phương pháp sản xuất. Với các quy định chi tiết trong canh tác hữu cơ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm hữu cơ có chứng nhận thu hút sự tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hữu cơ, không chỉ vì những lợi ích mang lại cho bản thân mà còn để ủng hộ các hộ nông dân trong hệ thống nông nghiệp bền vững.
Ông Albin Deforges cũng chia sẻ, các sản phẩm hữu cơ của EU được đánh giá cao bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong phương pháp sản xuất. Sản phẩm an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tôn trọng môi trường, tính bền vững.
Một trang trại được chứng nhận hữu cơ cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định như không sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Nông dân được khuyến khích thực hành các phương pháp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu côn trùng gây hại và các vấn đề về cỏ dại bằng cách luân canh cây trồng.
Nông dân sản xuất hữu cơ thường tự làm phân hữu cơ từ phụ phẩm hoặc thức ăn thừa từ vụ sản xuất trước. Nông dân chỉ sử dụng kháng sinh khi các loại thuốc trị liệu bằng thực vật. Họ ưu tiên các phương pháp bảo quản vật lý hoặc sinh học hơn các phương pháp hóa học... EU đảm bảo mọi sản phẩm dưới nhãn hữu cơ của EU đều có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.
Tất cả các trang trại và nhà chế biến của Naturland đều hoạt động theo tiêu chuẩn hữu cơ của EU và tiêu chuẩn Naturland để sản xuất thực phẩm cao cấp, như: táo, bắp cải, gà tây, cá hồi, dầu ô liu, dầu hướng dương, cà phê, sữa, các loại hạt, ngũ cốc, nguyên liệu làm bánh...
Tại các trang trại của Naturland, số lượng vật nuôi được giới hạn theo diện tích theo quy định của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đảm bảo chúng có thể ra ngoài trời. Các con vật chăn nuôi được hưởng phúc lợi và tạo điều kiện gần với tự nhiên nhất có thể để giữ sức khỏe để không phụ thuộc vào thuốc.
Nong san huu co: Cai thien chat luong thuc pham trong nuoc va xuat khau-Hinh-2
Ông Marco Schlueter, Trưởng ban Chiến lược và Quan hệ quốc tế của Naturland chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: An Huy) 
Để cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu, theo ông Marco Schlueter, các doanh nghiệp Việt cần áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của Liên minh châu Âu (EU) và Naturland vào thực phẩm. Đối với thị trường trong nước, việc áp dụng sẽ giúp cho Việt Nam cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng những nông sản an toàn và thơm ngon. Đối với những sản phẩm hữu cơ "made in Vietnam" muốn chinh phục thị trường nước ngoài khó tính, chứng nhận từ Naturland có vai trò như điều kiện cần và đủ bên cạnh chứng nhận của Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Trần Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, cho biết sau 3 năm thực hiện Đề án Nông nghiệp hữu cơ, tính đến nay sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt trên 335 triệu USD/năm và đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam.

Ngày 27/10/2023, Ủy ban Châu Âu và Hiệp hội Nông dân Hữu cơ ở Đức (Naturland) tổ chức Hội thảo “Làm thế nào để cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm? Lợi ích của việc áp dụng”, hướng tới cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm.


Tuyết Vân

>> xem thêm

Bình luận(0)