NGK có đường áp thuế 10%: GDP có thể giảm 42.500 tỷ đồng

Google News

Kết quả tính toán của CIEM cho thấy, khi áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát (NGK) có đường quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát bị co hẹp và tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành.

NGK co duong ap thue 10%: GDP co the giam 42.500 ty dong
 
Xem xét tác động tới nền kinh tế
Mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường”. Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, cần có cơ sở đánh giá khoa học cũng như có những bằng chứng thuyết phục hơn nữa về việc áp thuế hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) được nhìn nhận là một chính sách có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành đồ uống nói chung và ngành NGK nói riêng.
Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) tháng 6/2024 có bổ sung một trong những nội dung mới tại là “Mở rộng cơ sở tính thuế”, trong đó có quy định: “Bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 12828:2019) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB”, với thuế suất là 10%.
NGK co duong ap thue 10%: GDP co the giam 42.500 ty dong-Hinh-2
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố báo cáo nghiên cứu tại hội thảo.
Kết quả tính toán của CIEM cho thấy, khi áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát (NGK) có đường thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát bị co hẹp sau khi tăng thuế. Bên cạnh đó, giá trị tăng thêm (VA) và giá trị sản xuất (GO) của nhóm ngành NGK đều giảm. Trong đó, giá trị tăng thêm giảm 0,772%, tương đương giảm 5.650 tỷ đồng.
Đồng thời, theo CIEM, việc áp thuế TTĐB này không chỉ tác động tới ngành NGK mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Hệ quả tác động tới toàn nền kinh tế như sau: Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601%; tương đương 55.077 tỷ đồng. Điều này kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448%, tương đương giảm 42.570 tỷ đồng; (ii) Khấu hao tài sản cố định giảm ở mức -0,654% (tương đương giảm 7.767 tỷ đồng); lợi nhuận giảm với mức -0,561% (tương đương giảm 8.773 tỷ đồng).
Vì thế, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế trực thu) sụt giảm 2.152 tỷ đồng; kết quả tính toán tác động tới thu nhập của người lao động trong toàn nền kinh tế giảm 0,6%, tương đương giảm 34.534 tỷ đồng.
Với phương án áp thuế này, năm đầu tiên áp thuế (năm 2026) ước tính nguồn thu từ thuế gián thu tăng 0,853%. Nhưng đến chu kỳ tiếp theo (chu kỳ sau 1 năm), nguồn thu từ thuế gián thu bắt đầu suy giảm với mức -0,495%/năm, tương ứng ước tính giảm khoảng 4.978 tỷ đồng/năm. Và các chu kỳ sau, nguồn thu ngân sách tiếp tục giảm.
Cần thêm nhiều nghiên cứu cụ thể
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Ủy ban QH Doanh nghiệp & Pháp Chế, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, 5 năm gần đây, doanh nghiệp đóng góp ngân sách 1.000 tỷ đồng/năm song đến nay chưa có đánh giá tác động chính sách tới doanh nghiệp cũng như hành vi với người tiêu dùng trong việc hạn chế sử dụng mặt hàng này khi chính sách thực thi. Trước đây sữa, một mặt hàng dinh dưỡng quan trọng, từng được đưa vào mặt hàng chịu thuế, hiện đã được bỏ ra khỏi danh mục này. Nước giải khát có đường hiện được cho là nguyên nhân của bệnh béo phì nhưng thực tế béo phì do rất nhiều nguyên nhân khác. Ông Hưng đặt vấn đề về tính công bằng chính sách. Một số nhóm sản phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, bánh trung thu thì có bị đánh thuế hay không.
NGK co duong ap thue 10%: GDP co the giam 42.500 ty dong-Hinh-3
 TS. Trần Thị Nhị Hà, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 
Đồng quan điểm, TS. Trần Thị Nhị Hà, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc áp dụng với thuế TTĐB với NGK có đường sẽ tác động lớn tới người tiêu dùng, doanh nghiệp. Cần có cơ sở đánh giá khoa học, cũng như có những bằng chứng thuyết phục hơn nữa về việc áp thuế hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường. Hiện nay vẫn còn nhiều luồng ý kiến về vấn đề này, vì vậy cần thêm nhiều nghiên cứu cụ thể.
Theo Tiến sĩ (TS) Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), xét về tác động kinh tế, việc áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát có đường dẫn tới tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Trong thời gian qua, doanh nghiệp ngành NGK liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc về dịch bệnh và những biến động khó lường, khiến cho sức chống chịu của doanh nghiệp ngành NGK suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn.
Do đó, báo cáo của CIEM kiến nghị, giai đoạn này Chính phủ cần hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi; sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thay vì ban hành các quy định mà có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đại diện CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường.
Việc áp thuế TTĐB 10% đối với mặt hàng NGK có đường sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế trên nhiều khía cạnh như quy mô sản xuất, sản lượng, giá trị gia tăng, lợi nhuận, thu nhập, lao động và cả nguồn thu NSNN.
NGK co duong ap thue 10%: GDP co the giam 42.500 ty dong-Hinh-4
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA). 
Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) Nguyễn Văn Việt cho biết, trong bối cảnh các doanh nghiệp còn khó khăn hiện nay, để góp phần dự thảo Luật được ban hành hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp, cũng như góp phần đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội và mục tiêu sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp ngành nước giải khát dựa trên các cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế. Trên thế giới, nhiều quốc gia từng xem xét đánh thuế NGK có đường nhưng rồi lại bỏ như Israel, Đan Mạch v.v. Trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn, chính sách đưa ra cần đánh giá kỹ lưỡng, dựa trên báo cáo thực tiễn để luật đi vào cuộc sống, hài hòa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển đóng góp vào kinh tế.
PV

>> xem thêm

Bình luận(0)