Giá xăng hôm nay 13/1: Đồng loạt tăng?

Google News

Giá xăng hôm nay 13/1 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 13/1 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước ngày 13/1

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 13/1 bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 13/1/2024 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

+ 19 đồng/lít

21.935 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 35 đồng/lít

21.041 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 339 đồng/lít

19.707 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 374 đồng/lít

20.331 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 320 đồng/kg

15.815 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 11/1/2024. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá xăng đã có 2 đợt điều chỉnh, trong đó có 1 đợt tăng, 1 đợt giảm và 0 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 13/1/2024 như sau

Tên loại

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Nymex

78,29

+1,14

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Nymex

72,68

+0,92

USD/thùng

 

Giá dầu Brent được giao dịch ở mức 78,29 USD/thùng, tăng 0,88 USD, tương đương 1,14% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 72,68 USD/thùng, tăng 0,66 USD, tương đương 0,92% so với phiên liền trước.

Tính cả tuần, dầu Brent giảm 0,5% và dầu WTI giảm 1,1%.

Các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành lưu ý rằng mặc dù việc chuyển hướng dự kiến sẽ đẩy chi phí và thời gian vận chuyển dầu lên cao, nhưng nguồn cung vẫn chưa bị ảnh hưởng, điều này làm giảm bớt một số mức tăng giá trước đó.

Matt Stephani, chủ tịch công ty tư vấn đầu tư Cavanal Hill Investment Management, nhận xét việc thay đổi tuyến đường vận chuyển không qua Biển Đỏ tạo ra các vấn đề vận chuyển đối với một số nguồn cung dầu thô, nhưng tác động đến thị trường dầu mỏ vật chất cho đến nay là rất nhỏ. Theo Stephani, nếu xung đột lan sang phía bên kia của bán đảo Arab, thị trường dầu mỏ có thể phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều.

Các công ty tàu chở dầu Stena Bulk, Hafnia và Torm đều cho biết họ đã quyết định tạm dừng tất cả các tàu đang hướng tới Biển Đỏ.

Người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez, Osama Rabie, cho biết giao thông vẫn diễn ra bình thường ở cả hai hướng và không có thông tin chính xác về việc giao thông đường thủy bị đình chỉ do các diễn biến ở Biển Đỏ.

Theo Reuters, các cuộc tấn công của Mỹ và Anh vào gần 30 địa điểm khác nhau ở Yemen để trả đũa các cuộc tấn công của Houthi kể từ tháng 10 vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ.

Người phát ngôn của Houthi cho biết lực lượng này sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào hoạt động vận chuyển hướng tới Israel. Theo truyền thông nhà nước Iran, Iran cảnh báo rằng cuộc tấn công vào lực lượng Houthi sẽ gây ra “sự bất an và bất ổn” trong khu vực.

Diễn biến mới nhất này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc xung đột Israel - Hamas có thể mở rộng thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông, làm gián đoạn nguồn cung dầu.

Việc chuyển hướng các tàu chở dầu quanh Nam Phi cũng sẽ đẩy giá cước vận chuyển lên cao khi các tàu đi các tuyến đường dài hơn.

Khoảng 15% lưu lượng vận chuyển hàng hải trên thế giới là qua Biển Đỏ, tuyến đường huyết mạch giữa châu Âu và châu Á.

Cũng hỗ trợ giá dầu là thông tin Trung Quốc đã mua lượng dầu thô kỷ lục vào năm 2023 khi nhu cầu phục hồi sau đợt sụt giảm do đại dịch gây ra bất chấp những khó khăn kinh tế ở quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Về phía nguồn cung, Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ số sản lượng trong tương lai, đã giảm 2 giàn xuống 499 trong tuần này.

 

Minh Châu (t/h)

>> xem thêm

Bình luận(0)