Những lần Trung Quốc phá giá nhân dân tệ gây sốc

Google News

(Kiến Thức) - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa ba ngày liên tiếp phá giá Nhân dân tệ, gây sốc thế giới. Đây không phải lần đầu tờ tiền này bị phá giá.

Liêp tiếp phá giá Nhân dân tệ trong 3 ngày
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mới đây đã liên tiếp phá giá Nhân dân tệ chỉ trong 3 ngày.
Nhung lan Trung Quoc pha gia nhan dan te gay soc
Từ hôm 11/8 đến 13/8, Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ 3 lần liên tiếp.

Hôm 11/8, Trung Quốc đã bất ngờ hạ 1,9% tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ (NDT) so với USD với mục đích hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Sáng 12/8, PBOC tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu cặp tiền USD-NDT xuống thêm 1,6% xuống còn 6,3306 NDT đổi 1 USD. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp PBOC quyết định phá giá đồng tiền của nước này.
Đầu ngày 13/8, PBOC lại gây sốc khi ấn định tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ giảm 1,1%, ở mức 6,401 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Đây là ngày điều chỉnh tỷ giá thứ 3 liên tiếp với biên độ giảm dần từ 1,9% xuống 1,6% và 1,1%.
Như vậy, chỉ trong 3 ngày vừa qua, Trung Quốc liên tục hạ tỷ giá tham chiếu NDT so với USD.
Phá giá Nhân dân tệ lên tới 50% vào năm 1994
Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%.
Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt.
Nhung lan Trung Quoc pha gia nhan dan te gay soc-Hinh-2
Ngày 1/1/1994, Trung Quốc đã phá giá đồng nội tệ lên tới 50%.

Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.
Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ.
Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng.
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Lúc này, Trung Quốc mới cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản.
Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao.
Việc phá giá đồng NDT với quy mô 50% dẫn tới kết quả tức thì khi cán cân thương mại từ chỗ thâm hụt 12,2 tỷ USD năm 1993 chuyển thành cán cân thặng dư 5,4 tỷ USD năm 1994. Kể từ đó cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), xu hướng này luôn được giữ vững với mức thặng dư thương mại cao ổn định.
Thảo Nguyên (tổng hợp)

Bình luận(0)