1. Mỹ đứng ở vị trí đầu bảng với trữ lượng vàng chính thống là 8.133,5 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,9%. Mỹ đã có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới với trữ lượng lên tới 20.663 tấn ngay từ năm 1952. Trữ lượng vàng ở nước này lần đầu tiên trượt xuống dưới mốc 10.000 tấn trong năm 1968.
2. Đức ở vị trí thứ 2 với trữ lượng vàng chính thống: 3.384,2 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 68,4%. Đức giảm trữ lượng vàng vào tháng 10 năm ngoái. Hàng năm, ngân hàng Bunesbank bán ra 6 - 7 tấn vàng cho Bộ Tài chính nước này.
3. Italy có trữ lượng vàng chính thống là 2.451,8 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối là 67%.
4. Pháp xếp hạng thứ 4 với trữ lượng vàng chính thống: 2.435,4 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65,1%.
5. Nga với trữ lượng vàng chính thống: 1.094,7 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,7%. Nga tăng trữ lượng vàng vào tháng 2/2014, vượt qua cả Thụy Sỹ và Trung Quốc. Trong tháng 8, Ngân hàng Trung ương Nga còn quyết định tiếp tục mua thêm vàng, nhằm tránh thói quen chỉ dùng đồng USD và euro, sau khi hứng nhiều đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây. Trữ lượng vàng trong Ngân hàng Trung ương Nga đã vượt mốc 1.000 tấn lần đầu tiên vào quý III/2013.
6. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6 với trữ lượng vàng chính thống: 1.054,1 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,1%. Trung Quốc từng vượt mặt Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất vào năm 2013. Tuy nhiên, vàng vẫn giữ tỷ lệ khá thấp trong kho dự trữ ngoại hối của nước này, ở mức 1,1%, so với mức trung bình 10% của toàn thế giới.
7. Thụy Sỹ có trữ lượng vàng chính thống: 1.040 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 8,0%. Trong tháng 7, ngân hàng Thụy Sỹ báo lãi 17,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, một phần nhờ giá vàng phục hồi. Năm 1997, có nhiều đề xuất cho rằng quốc gia này nên bán đi một phần trữ lượng vàng vì chúng không còn được coi là "công cụ cần thiết phục vụ chính sách tiền tệ". Năm 2000, quốc gia này bắt đầu bán đi 1.300 tấn vàng thặng dư.
8. Nhật Bản có trữ lượng vàng chính thống: 765.2 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2.5%. Năm 1950, Nhật Bản chỉ nắm trong tay 6 tấn vàng. Trữ lượng vàng tại Ngân hàng Trung ương nước này nhảy vọt lần đầu tiên 9 năm sau đó, khi định chế này mua liền 169 tấn vào năm 1958. Tuy nhiên năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản đã phải bán vàng để bơm hơn 19 tỷ USD vào nền kinh tế, nhằm mục đích bình ổn các nhà đầu tư sau thảm họa kép động đất và sóng thần.
9. Hà Lan có trữ lượng vàng chính thống: 612,5 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 54,3%. Một phần lớn trữ lượng vàng của Hà Lan đang được cất giữ tại Mỹ, phần nhỏ khác được để tại Canada và Anh. Theo ước tính, có khoảng 10% trữ lượng đang được giữ tại Amsterdam. Đầu năm nay, Hà Lan cho biết đang lên kế hoạch chuyển lại số vàng trên về nước.
10. Ấn Độ đứng vị trí cuối cùng với trữ lượng vàng chính thống: 557,7 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,3%. Lượng vàng nhập khẩu vào Ấn Độ được dự đoán sẽ tiếp tục sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp, trong khi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đang giám sát việc nhập khẩu.
1. Mỹ đứng ở vị trí đầu bảng với trữ lượng vàng chính thống là 8.133,5 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,9%. Mỹ đã có dự trữ vàng nhiều nhất thế giới với trữ lượng lên tới 20.663 tấn ngay từ năm 1952. Trữ lượng vàng ở nước này lần đầu tiên trượt xuống dưới mốc 10.000 tấn trong năm 1968.
2. Đức ở vị trí thứ 2 với trữ lượng vàng chính thống: 3.384,2 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 68,4%. Đức giảm trữ lượng vàng vào tháng 10 năm ngoái. Hàng năm, ngân hàng Bunesbank bán ra 6 - 7 tấn vàng cho Bộ Tài chính nước này.
3. Italy có trữ lượng vàng chính thống là 2.451,8 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối là 67%.
4. Pháp xếp hạng thứ 4 với trữ lượng vàng chính thống: 2.435,4 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65,1%.
5. Nga với trữ lượng vàng chính thống: 1.094,7 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,7%. Nga tăng trữ lượng vàng vào tháng 2/2014, vượt qua cả Thụy Sỹ và Trung Quốc. Trong tháng 8, Ngân hàng Trung ương Nga còn quyết định tiếp tục mua thêm vàng, nhằm tránh thói quen chỉ dùng đồng USD và euro, sau khi hứng nhiều đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây. Trữ lượng vàng trong Ngân hàng Trung ương Nga đã vượt mốc 1.000 tấn lần đầu tiên vào quý III/2013.
6. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6 với trữ lượng vàng chính thống: 1.054,1 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,1%. Trung Quốc từng vượt mặt Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất vào năm 2013. Tuy nhiên, vàng vẫn giữ tỷ lệ khá thấp trong kho dự trữ ngoại hối của nước này, ở mức 1,1%, so với mức trung bình 10% của toàn thế giới.
7. Thụy Sỹ có trữ lượng vàng chính thống: 1.040 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 8,0%. Trong tháng 7, ngân hàng Thụy Sỹ báo lãi 17,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, một phần nhờ giá vàng phục hồi. Năm 1997, có nhiều đề xuất cho rằng quốc gia này nên bán đi một phần trữ lượng vàng vì chúng không còn được coi là "công cụ cần thiết phục vụ chính sách tiền tệ". Năm 2000, quốc gia này bắt đầu bán đi 1.300 tấn vàng thặng dư.
8. Nhật Bản có trữ lượng vàng chính thống: 765.2 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2.5%. Năm 1950, Nhật Bản chỉ nắm trong tay 6 tấn vàng. Trữ lượng vàng tại Ngân hàng Trung ương nước này nhảy vọt lần đầu tiên 9 năm sau đó, khi định chế này mua liền 169 tấn vào năm 1958. Tuy nhiên năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản đã phải bán vàng để bơm hơn 19 tỷ USD vào nền kinh tế, nhằm mục đích bình ổn các nhà đầu tư sau thảm họa kép động đất và sóng thần.
9. Hà Lan có trữ lượng vàng chính thống: 612,5 tấn, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 54,3%. Một phần lớn trữ lượng vàng của Hà Lan đang được cất giữ tại Mỹ, phần nhỏ khác được để tại Canada và Anh. Theo ước tính, có khoảng 10% trữ lượng đang được giữ tại Amsterdam. Đầu năm nay, Hà Lan cho biết đang lên kế hoạch chuyển lại số vàng trên về nước.
10. Ấn Độ đứng vị trí cuối cùng với trữ lượng vàng chính thống: 557,7 tấn và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,3%. Lượng vàng nhập khẩu vào Ấn Độ được dự đoán sẽ tiếp tục sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp, trong khi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đang giám sát việc nhập khẩu.