Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫ đến sự suy sụp, đổ vỡ, phiền não. Một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ cả cuộc đời.
Phật dạy rằng, "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy" (một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp) vì thế, đừng bao giờ để lòng ta lưu lại một niềm ân hận hối tiếc vì những lời độc ác.
Có một câu chuyện như này
Tại thị trấn nọ có một chàng trai trưởng thành tuổi đã hơn 30, có thể nói là điển trai, nhưng đến nay vẫn chưa làm nên việc gì cả; cần công việc thì lại không có công việc, muốn sự nghiệp thì sự nghiệp lại bất thành.
Anh ta đã mở một điểm buôn bán nhỏ, nhưng cũng không có tư tưởng tiến thủ, không có chí lớn, chỉ biết ăn ăn uống uống. Người ta buôn bán có đồng lời còn anh ta phải bù lỗ, đến phiên anh ta tiếp quản buôn bán ngay cả vốn cũng chưa có đồng lời nào, gia cảnh mỗi ngày càng sa sút.
Đã thế, đến lúc lại còn phải mượn giấy tờ đất của họ hàng để thế chấp vay tiền lãi cao mới có thể tiếp tục mà kinh doanh. Người mẹ đã 60 tuổi cũng không cách nào khác quay lại giúp anh ta xoay sở trong công việc buôn bán. Những người bạn xung quanh anh đều coi anh ta không ra gì, luôn luôn né tránh.
Dáng vẻ bề ngoài của anh ta cũng không thua kém ai, nhưng tại sao lại không chút phấn đấu? Sau khi quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện, anh chàng này khẩu đức ‘rất kém’, có lẽ nguyên cớ là do bản thân đã sớm tiêm nhiễm nhiều thói quen xấu trong xã hội rồi.
|
Ảnh minh họa. |
Những người như vậy, phúc báo sớm đã từ cái miệng mà chạy đi hết. Cái miệng ti tiện bao nhiêu thì cái “mệnh” bần tiện bấy nhiêu! Vì sao hôn nhân không thuận lợi đến nay vẫn một thân một mình? Từ bề mặt mà nhìn xem ra cũng có nhiều nguyên do, xét từ nhân quả mà nhìn thì đúng là anh ta không có phúc báo, căn bản không có mối hôn nhân.
Anh chàng này vì sao làm kinh doanh lại phải bù lỗ vậy? Vẫn là bởi vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể ‘kiếm tiền’. Phúc báo của anh ta sớm đã tổn thất đi không ít, như vậy thì làm sao mà kiếm ra tiền. Nếu mà anh ta không sớm ngộ ra rồi sửa đổi hối cải đi, thì về già tình cảnh của anh ta sẽ càng thêm thê lương.
Người xưa nói rằng: “Tướng do tâm sinh”, lời nói từ miệng cũng từ tâm mà ra. Nếu cái miệng chỉ biết nói những lời không tốt, nói những lời thị phi và chửi rủa người khác, như thế thì tổn hại phúc báo càng nhanh.
Phật có dạy cách cải thiện nghiệp do ác khẩu tạo nên
Người trí không cần nói hết lời hết lẽ, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút khẩu đức cho mình.
Trách người không thể trách đến cùng tận, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút độ lượng cho mình.
Tài năng không thể đem ra khoe hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút nội hàm cho mình.
Sự sắc sảo, điểm mạnh không thể lộ hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút tự kiệm cho mình.
Có công ắt không thể đòi hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút khiêm tốn, khiêm nhường cho mình.
Được lý ắt không thể đoạt tận, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút tâm khoan hòa cho mình.
MỜi quý độc giả xem video về Thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):