Đừng làm điều gì trái với lương tâm, nhân quả là có thật
Người xưa thường dạy: “Người làm gì Trời biết Đất biết”, vậy nên đừng tham những thứ không phải của mình, nợ thì phải trả, có ơn thì phải báo. Dù hành sự có kỹ lưỡng tới đâu cũng không che được Trời. Nếu không tự giác nhắc nhở bản thân, báo ứng sẽ không chừa một ai. Báo ứng có thể chưa đến ngay mà có quy luật ứng về sau nên nhiều người coi nhẹ mà sống buông lơi, sống gấp sẵn sàng hại người để mình được nhiều.
Có rất nhiều người không tin vào “Thiện ác hữu báo”, họ thường hỏi: Trời ở đâu vậy? Thần Phật ở đâu vậy? Tôi làm gì nghĩ gì liệu ai biết chăng? Cuộc sống có chừng đấy năm, không hưởng tới tận cùng thì sao thỏa? Tin vào thứ không hiện hữu chẳng phải đáng tiếc cả một đời hay sao?
Nói về nhân quả đã như vậy, họ lại càng không tin vào “luân hồi”. Làm sao biết thực sự có kiếp trước, kiếp sau hay không? Nếu không có chẳng phải mình tự kiềm chế bản thân vô ích sao? Bị người khác lừa dối cũng không phản kháng sao? Lợi ích trước mắt không đoạt lấy thì hỏi có hợp lý chăng?
Người xưa dạy, kiếp trước đã làm điều gì xấu với ai, lừa lọc ai, thậm chí đoạt đi sinh mệnh của ai, thì đều phải hoàn trả. Kiếp này không trả hết thì sau đoạ địa ngục chịu cảnh giày vò đau đớn khôn xiết, rồi cuối cùng vẫn phải đầu thai làm trâu làm ngựa trả nợ người ta.
Nhiều người nghĩ đó là tâm linh huyền hoặc, tuy nhiên thực tế cũng có những trường hợp báo ứng trong kiếp này: Phúc đức cạn kiệt, may mắn rời xa, tiền của có thể nhiều mà bệnh tật đầy mình, gia đình lục đục, tan vỡ, tâm thái bất an, u sầu, tai họa luôn rình rập…
Dù thành công đến thế nào, hãy giữ cho mình một trái tim khiêm tốn
Dù trong bất kỳ lúc nào, khiêm tốn luôn là một thái độ đáng tôn trọng, là một đức tính đáng quý mà ai cũng nên rèn luyện và gìn giữ.
Dù thành công đến đây, hãy giữ cho mình một trái tim khiêm tốn. Bởi thành công có thể mang lại cho bạn nhiều sự ganh ghét, nhưng khiêm tốn có thể đổi lại cho bạn vô vàn sự tôn trọng và kính nể.
Cũng giống như mặt trời mọc từ đẳng Đông, sau một đêm lại quay về phương Đông. Trên đường đường, hãy học cách sống khiêm tốn. Chỉ khi giữ cho mình một trái tim biết khiêm nhường, đó mới là sự thành công trọn vẹn.
Thứ mà suốt đời ta tìm kiếm chẳng qua chỉ là hai từ - "hạnh phúc"
Bạn nỗ lực lập nghiệp, nỗ lực kiếm tiền, nỗ lực làm đẹp, nỗ lực khiến cho bản thân ngày càng tốt hơn, suy cho cùng cũng là muốn bản thân được hạnh phúc. Vậy đâu mới thực sự là hạnh phúc chân chính?
Có ai đó đã từng nói, hạnh phúc chẳng qua chỉ là "miếng mồi mà Thượng Đế đã ném cho loài người". Lúc chưa có được nó, bạn ngày nhớ đêm mong. Nhưng lúc có được rồi, lại không ít người cảm thấy nó hóa ra lại vô vị, tẻ nhạt đến thế.
Chung quy lại, những thứ mà chúng ta theo đuổi suốt đời cũng đều có thể quy đổi ra "hạnh phúc". Chỉ có điều bạn có biết trân quý và hưởng thụ nó hay không mà thôi.
Lương tâm đáng giá bao nhiêu?
Bạn có thể lừa dối người khác nhưng không thể lừa dối chính mình. Bạn có thể lừa lọc, phỉ báng, tàn nhẫn với người khác nhưng sẽ không chiến thắng nổi lương tâm của mình. Trong ai cũng có một tòa án lương tâm, đó là nơi phán xử công bằng nhất.
Tất cả những việc gì bạn làm đều sẽ mang lại một kết quả nào đó, có thể tốt đẹp hoặc tồi tệ, tùy thuộc vào việc bạn làm là tốt hay xấu. Trong Phật giáo có câu: 'Gieo nhân nào gặp quả ấy', 'quả' có thể đến sớm hoặc đến muộn, có thể ảnh hưởng đến người 'gieo' hoặc ảnh hưởng đến người khác. Chẳng hạn một người làm từ thiện sẽ mang lại quả ngọt lành cho nhiều người khác, trái lại một người có ý thức tham gia giao thông kém, gây tai nạn thì sẽ liên lụy đến nhiều người khác, đó chính là 'quả đắng'.
Lại có người cho rằng những điều tồi tệ mà mình và người khác gặp phải là do xui xẻo, đen thì phải chịu. Đó chỉ là cái cớ để bao biện cho hành vi của mình mà thôi. Thực tế, đa số những vụ tai nạn giao thông đều bắt nguồn từ hành vi của con người, chỉ một số ít còn lại là do nguyên nhân khách quan, chẳng hạn do thời tiết, thiên tai.