Chí khí
Chim sẻ làm sao biết được khí phách của phượng hoàng? Nước không có nguồn sao có thể chảy thành sông? Người thối chí sao tạo lập được chỗ đứng vững chắc? Người có chí lớn, sẽ không ngừng nỗ lực, chăm chỉ, chuyên cần. Người không chí vạn sự bất thành, muôn đời vô dụng.
Chính khí
Người có chính khí, lòng rộng lớn mênh mông, cứng cỏi, khiên ngang trước mọi nghịch cảnh. Nếu cương trực, không ngừng bồi dưỡng, chính khí sẽ lan ra khắp thiên hạ, khiến mọi người kính trọng, nể phục.
Cốt khí
|
Ảnh minh họa. |
Người có cốt khí cứng cỏi như sắt thép, không gì không thể vượt qua. Ngược lại, người nhu nhược sẽ dễ dàng bị vùi dập trước một nghịch cảnh nhỏ bé nhất, đến an thân cũng chẳng xong.
Đại khí
Người đại khí, luôn biết trời cao đất dày. Toàn thân từ trên xuống dưới, đều toát ra chí lớn hừng hực, khoáng đạt hào sảng, cử chỉ đường hoàng, khiến người kính sợ, có thể đảm đương việc lớn, không gây ra sai xót.
Hào khí
Người có hào khí, tính cách đường hoàng, tấm lòng rộng mở, không chấp chuyện nhỏ nhặt. Thậm chí dù họ đã kinh qua nhiều trắc trở, nếm trải muôn vàn khổ cực, cũng không quay đầu, dũng mãnh tiến thẳng về phía trước.
Linh khí
Người sở hữu linh khí có thể nhìn thấy những điều người khác không thấy, nghĩ những điều người khác chưa từng nghĩ tới, biết những điều mà người khác không biết. Dùng linh khí để đoán biết thời cuộc thì vạn sự viễn mãn. Dùng linh khí để đối nhân xử thế thì thuận lợi như diều gặp gió.
Hoà khí
Hòa khí tức hoà hợp, hoà khí, hoà thiện, hoà ái, hoà hảo. Người có hòa khí từ trong tâm tới ngôn hành cử chỉ đều toát ra thiện ý, thiện lương, ấm áp, nhân ái.
Ngạo khí
Người có ngạo khí sĩ không bao giờ “Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý/ Khiến ta chẳng được mặt mày tươi”. Dù gặp chuyện gì, thậm chí bị uy hiếp sinh tử, người ngạo khí vẫn bất khuất hiên ngang, không sợ trời, không sợ đất.
3 cách để tu dưỡng “bát khí” ai cũng nên biết:
1. Luôn nghiêm khắc với bản thân:
Người tạo dựng sự nghiệp luôn chú trọng tu dưỡng phẩm hạnh đạo đức. Bằng không sẽ chỉ như một đóa hoa, dù lộng lẫy đến đâu cũng sẽ nhanh chóng héo tàn. Người luôn nghiêm khắc với bản thân sẽ “không ngông cuồng dựa vào thế lực, không bị cám dỗ bởi sự tình bên ngoài”.
2. Luôn giữ được bình tĩnh
“Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn, tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan”. Người quân tử, tâm không động mới có thể giữ vững được khí tiết, trạng thái cân bằng, đưa ra quyết định chính xác.
3. Tự soi xét lại bản thân
Tự soi xét lại mình chính là kiểm điểm sâu sắc lỗi lầm của bản thân. Người quân tử luôn biết răn mình khi mắc sai lầm, và biết nói lời xin lỗi. có tiểu nhân mới thường xuyên oán trời trách đất, lòng đầy oán hận.